Thi công xây dựng
Thiết kế kiến trúc
Tin tức
Khách hàng
Thiết kế văn phòng-chung cư
Từ A – Z những điều cần biết về nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đang nhận được sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc đối tượng đủ điều kiện mua. Nếu quý độc giả đang quan tâm tới loại hình nhà ở này, tham khảo hết bài viết dưới đây, Nhà Việt sẽ giải đáp mọi thắc mắc, giúp độc giả có cái nhìn tổng quan nhất về nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan Nhà nước (có thể là Trung Ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên theo Luật nhà ở.
Trong đó có công chức Nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua. Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Các loại hình nhà ở xã hội
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm 2 loại chính là chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Nhưng hiện nay, các loại hình kết hợp được triển khai phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
- Chung cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình chung cư, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân đang sống trong khu vực đông dân cư, có thu nhập trung bình hoặc thấp.
- Liền kề: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình liền kề, phù hợp với nhu cầu của những hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt.
- Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
- Nhà ở xã hội thương mại: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng nhằm mục đích bán ra cho người dân với giá rẻ hơn so với giá thị trường, nhưng không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như các dạng nhà ở xã hội khác.
Đối tượng mua nhà ở xã hội
Theo điều 49 trong Luật nhà ở 2014, có 10 trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đó là:
1/ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2/ Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3/ Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4/ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5/ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6/ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7/ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8/ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9/ Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10/ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Lợi ích khi mua nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đã và đang cho thấy những lợi ích rất lớn về mọi mặt có thể kể đến như:
- Giá cả hợp lý: Giá bán của nhà ở xã hội thường được định giá ở mức thấp hơn so với giá thị trường, giúp người dân có thu nhập thấp có thể tiếp cận được với những căn hộ chất lượng tốt.
- Tài chính ổn định: Loại hình nhà ở này cũng giúp người dân tránh được rủi ro về tài chính, không phải chi trả số tiền lớn cho việc thuê nhà mỗi tháng và không phải lo lắng về việc bị chủ nhà đòi tăng giá thuê.
- An toàn và an ninh: Nhà ở xã hội thường được xây dựng trong các khu vực có an ninh tốt, hệ thống giám sát được đảm bảo và khuôn viên được quản lý chặt chẽ, giúp người dân có một môi trường sống an toàn, yên tĩnh.
- Tiện ích xung quanh: Xung quanh dự án nhà ở xã hội thường có các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.
- Cơ hội sở hữu nhà ở: Mua nhà ở xã hội giúp người dân có cơ hội sở hữu một căn hộ chất lượng tốt, ổn định và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà phát triển kinh tế gia đình.
Rủi ro khi mua nhà ở xã hội
Ngoài những lợi ích kể trên, mua nhà ở xã hội cũng có những rủi ro nhất định mà người mua cần phải nhớ để căn cứ vào đó đưa ra quyết định có nên mua nhà ở xã hội hay là không. Và đây chính là những rủi ro:
- Dù tiện ích đầy đủ, hiện đại nhưng chất lượng không bằng những tiên ích ở khu chung cư cao cấp.
- Người mua không thể thế chấp ngân hàng ngoại ngoại trừ trường hợp vay vốn để mua căn hộ xã hội.
- Khi muốn chuyển nhượng nhà, đối tượng chuyển nhượng cũng phải thuộc diện đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội.
- Thủ tục mua nhà ở xã hội rất rườm rà, giá chuyển nhượng và bán lại với mức giá chênh lệch như những căn hộ thương mại khác.
Điều kiện để mua nhà ở xã hội
Không chỉ cần thuộc 1 trong 10 đối tượng được mua nhà ở xã hội kể trên, người mua nhà còn cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể sau đây về nhà ở, cư trú và thu nhập:
♦ Điều kiện về nhà ở
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
- Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất, nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi mình đang sống. Hoặc trường hợp khác, mặc dù đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng khu vực và từng thời kỳ.
♦ Điều kiện về cư trú
Xét về điều kiện cư trú, người mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.
- Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. (trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).
♦ Điều kiện về mức thu nhập
Về điều kiện thu nhập, người mua cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Không phải thường xuyên nộp thuế thu nhập.
- Người hộ cận nghèo, hộ nghèo và những người có thu nhập thấp.
- Những người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp hoặc trong các doanh nghiệp.
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
- Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.
- Những người không phải đáp ứng yêu về thu nhập, chẳng hạn như:
- Người có công với cách mạng.
- Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở.
Các bước đăng ký mua nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là dạng nhà ở đặc thù, chỉ dành cho những đối tượng nhất định mà thôi. Do vậy, để sở hữu được nhà ở xã hội cho mình, người dân cần đăng ký và hoàn thiện các thủ tục sau đây:
- Xác định đối tượng được ưu tiên: Theo quy định, nhà ở xã hội được ưu tiên cấp cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, những người có công với cách mạng, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội, người có công với sự nghiệp giáo dục, y tế và người lao động nghèo, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Kiểm tra các thông tin về dự án nhà ở xã hội: Người dân cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến dự án nhà ở xã hội như vị trí, diện tích, giá bán, chính sách hỗ trợ, tiến độ thi công,…
- Chuẩn bị hồ sơ: Người dân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký mua nhà ở xã hội, bao gồm: chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có),…
- Đăng ký mua nhà: Người dân đăng ký mua nhà ở xã hội thông qua các phương thức đăng ký trực tiếp tại các văn phòng đăng ký hoặc đăng ký trực tuyến trên website của các đơn vị quản lý dự án.
- Tham gia đấu giá: Nếu số lượng đăng ký mua nhà ở xã hội vượt quá số lượng nhà có sẵn, người dân sẽ phải tham gia đấu giá để mua được căn hộ.
- Ký hợp đồng: Sau khi đăng ký và trúng đấu giá, người dân sẽ ký hợp đồng mua bán căn hộ với đơn vị quản lý dự án.
- Thanh toán và nhận nhà: Người dân sẽ tiến hành thanh toán và nhận nhà theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng.
Tiêu chuẩn của nhà ở xã hội
Hiện tại, nhà chung cư và nhà liền kề thấp tầng là 2 hình thức nhà ở xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định sau đây:
- Đối với nhà chung cư: Căn hộ được thiết kế và xây dựng kiểu khép kín, diện tích mỗi căn hộ không quá 60m² và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn, và tối đa là 70m2. Tại đô thị loại đặc biệt không quy định số tầng, hay không giới hạn số tầng. Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng. Tùy theo điều kiện tại địa phương cụ thể mà số lượng căn hộ không quá 10% ổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án; và diện tích không quá 77m2.
- Đối với nhà liền kề thấp tầng: Diện tích xây dựng không quá 70m2.
So sánh lợi ích của nhà ở xã hội và nhà ở thương mại
Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội
Khi có dự định mua nhà ở xã hội để định cư, người mua cần lưu ý tìm hiểu thật kỹ một số thông tin sau đây để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải:
♦ Thông tin liên quan đến chủ đầu tư
Trước tiên, người mua phải nắm rõ các thông tin liên quan đến chủ đầu tư, đơn vị thiết kế để đảm bảo được sự uy tín và an toàn cho công trình. Đồng thời, chắc chắn gia đình bạn sẽ sở hữu được căn hộ y nguyên như bản hợp đồng đã đề ra từ trước.
♦ Mức giá bán
Mỗi hộ gia đình hay là một cá nhân theo quy định về việc mua nhà ở xã hội. Chỉ được hỗ trợ và giải quyết một lần. Vậy nên, khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nằm trong diện các đối tượng được mua nhà ở xã hội. Trước khi quyết định mua bạn phải lựa chọn dự án phù hợp với mình. Quan trọng nhất là yếu tố vị trí cũng như là khả năng tài chính.
Hiện nay giá bàn của nhà ở xã hội khá phải chăng. Nhưng người mua cần tỉnh táo để xem xét, chọn lựa được dự án có mức giá bán hợp lý nhất. Trong trường hợp thu nhập của bạn thấp và không ổn định, việc tham gia trả góp hàng tháng sẽ vô cùng khó khăn. Thậm chí là nợ càng chồng thêm nợ. Bởi vậy, khi mua nhà trả góp thì chúng tôi khuyên bạn nên có sẵn một khoản tiền trên 30% giá trị căn hộ đó. Rồi từ đó tùy theo mức thu nhập hằng tháng của bạn mà sẽ chọn gói thanh toán phù hợp nhất.
♦ Tiện ích xung quanh
Để có thể an cư lâu dài, khi mua nhà ở xã hội bạn cũng cần xem xét các tiện ích, môi trường xung quanh dự án xem có gì bất thường không. Nếu có, hãy cân nhắc chọn khu vực dự án đảm bảo an ninh, an toàn, đáp ứng được cuộc sống lâu dài sau này.
Tham khảo thiết kế nhà ở xã hội
Các dự án nhà ở xã hội đang được đẩy mạnh triển khai ở rất nhiều địa phương trên cả nước để có thể thỏa mãn được “cơn khát” về nhà ở giá rẻ cho người dân. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý độc giả một phương án thiết kế nhà ở xã hội nhận được đánh giá cao của chủ đầu tư và giới chuyên môn do chính các KTS, kỹ sư của Nhà Việt triển khai.
♦ Thông tin tổng quan dự án
Dự án nhà ở xã hội này bao gồm 3 block căn hộ, mỗi block cao 7 tầng và được bố trí dạng chữ U cực kỳ ấn tượng. Cách thiết kế này đảm bảo cho tất cả các căn hộ đều có thể nhận được ánh sáng tự nhiên và gió trời một cách tốt nhất.
Các căn hộ tại đây được thiết kế với diện tích từ 30m2 – 73m2, từ 1 phòng ngủ tới 3 phòng ngủ. Trong mỗi căn hộ đều có đầy đủ các công năng cần thiết đó là: Phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ, ban công, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cơ bản của cư dân.
♦ Mặt bằng tổng thể
♦ Phối cảnh tổng thể dự án
♦ Phương án cơ cấu căn hộ
♦ Tổng hợp các giải pháp kết cấu đề xuất
♦ Chi tiết phối cảnh mặt bằng các loại hình căn hộ
Ở dự án nhà ở xã hội này, các căn hộ được chia thành 4 loại hình chính đó là: 1 ngủ, 2 ngủ thường, 2 ngủ góc và 3 ngủ. Tương ứng với đó là các phương án bố trí công năng bên trong khác nhau, đảm bảo đáp ứng về mặt thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng tốt nhất cho quý cư dân.
Trên đây là tất cả các thông tin về nhà ở xã hội mà bạn cần biết. Có thể thấy rằng, loại hình nhà ở này được coi là giải pháp hoàn hảo để cho những người có thu nhập mức thấp, trung bình, các gia đình chính sách có thể sở hữu được không gian sống cho riêng mình trong khả năng tài chính có hạn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )
Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng
♦ Điện thoại: 0225 3246 545 ♦
♦ Hotline: 0931 590 066 ♦
♦ Email: [email protected] ♦
♦ Website: https://congtrinhnhaviet.vn/ ♦
♦ Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietpmc/ ♦
♦ Kênh Youtube: https://bit.ly/2XYG2eT ♦
Share:
- Mẫu Thiết kế nhà ở xã hội tại Thành phố Buôn Ma Thuật
- Thiết kế văn phòng cho thuê 5 tầng hiện đại đậm chất xanh tại Hải Phòng
- Chiêm ngưỡng thiết kế văn phòng công ty hiện đại, đậm chất xanh
- Từ A – Z những điều cần biết về nhà ở xã hội
- Bật mí 2 phương án thiết kế văn phòng cho thuê kết hợp nhà ở hiện đại
- Vinh danh 2 doanh nhân trẻ Hải Phòng
- Xây dựng tương lai: CEO Đào Huy Lộc và những giải pháp bền vững trong ngành xây dựng cùng công ty Cổ phần Công trình Nhà Việt PMC
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Thiết kế Homestay lắp ghép Nhật Bản Sinh Thái
- Mẫu Thiết kế nhà ở xã hội tại Thành phố Buôn Ma Thuật