Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Mách bạn cách tính toán các khu vực khi thiết kế mặt bằng nhà hàng

Đăng lúc : 25/07/2022 - 2:46 PM
Tác giả : Admin - 267 Lượt xem

Mở nhà hàng kinh doanh không phải là con đường dễ dàng. Ngoài món ăn ngon thì " Thiết kế nhà hàng đẹp " cũng góp phần làm nên thành công cho bạn.

 

I - Làm thế nào để thiết kế nhà hàng đẹp ?

 

Bạn cần tuân theo các quy trình, tiêu chuẩn cũng như sáng tạo ý tưởng thích hợp cho nhà hàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

 

II - Quy trình các bước thiết kế mặt bằng nhà hàng

 

 

Bước 1: Tính toán các khu vực chính khi thiết kế mặt bằng nhà hàng .

 

Sơ đồ mặt bằng nhà hàng nói chung thường có một số không gian chính. Việc bố trí hợp lý các không gian này sẽ giúp bạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đem đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng.

 

  • Khu vực nhà bếp: Trong hầu hết các bản thiết kế mặt bằng nhà hàng, khu bếp chiếm 30 - 40% không gian. Bạn tự hỏi có phải là quá nhiều không cho một khu vực mà khách hàng thường chẳng bao giờ nhìn thấy? Không đâu, bởi bếp được xem như là trái tim của một nhà hàng. Trên bản thiết kế mặt bằng, hãy bắt đầu từ đây, đừng bao giờ xem nhẹ và cố gắng cắt giảm quá nhiều diện tích khu vực này nhé.

 

  • Phòng vệ sinh: Nếu có thể đặt WC gần khu vực nhà bếp thì nhà hàng sẽ tiết kiệm được một phần tiền dựa vào hệ thống đường ống nước và đường nước gần đó. Tùy thuộc vào diện tích không gian mặt bằng mà bạn cũng có thể thêm phòng vệ sinh chỉ dành cho nhân viên và khu vực thay đồ.

 

  • Khu vực quầy bar: Cung cấp một khu vực chờ thoải mái nếu không gian chật hẹp hoặc thêm chỗ ngồi khi nhà hàng đông khách. Rất nhiều nhà hàng hiện nay ghi điểm với khách bằng cách thiết kế và decor khu vực quầy bar ấn tượng, độc đáo.

 

  • Khu vực ăn uống: Đây là không gian chiếm vị trí lớn nhất trong sơ đồ mặt bằng nhà hàng của bạn. Bố trí chỗ ngồi thích hợp và các lối di chuyển thuận tiện là hai yếu tố quan trọng nhất của khu vực khách hàng ăn uống. Sau khi cân nhắc điều đó, bạn có thể áp dụng các yếu tố thiết kế để thể hiện phong cách và bản sắc thương hiệu của mình. Mục tiêu lớn nhất, đúng thế, vẫn là tạo ra một không gian thoải mái, hấp dẫn thu hút khách hàng quen và khiến họ muốn quay lại.

 

  • Khu vực lối vào và sảnh chờ: Khu vực lối vào được xem như biển quảng cáo của mỗi nhà hàng kinh doanh. Việc làm nổi bật khu vực này sẽ thu hút khách hàng và khuyến khích họ tiến vào không gian bên trong. Trên thực tế, còn tùy vào diện tích mặt bằng và mô hình kinh doanh mà khu vực này có thể thay đổi; ví dụ với những hàng đồ ăn nhanh hay quán café thì quầy chờ dịch vụ có thể được thiết kế nhỏ lại, đặc biệt khi nhà hàng đã có quầy bar…

 

 

Việc bố trí hợp lý các không gian thiết kế mặt bằng nhà hàng sẽ giúp bạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đem đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng.

 

Bước 2: Thiết kế mặt bằng khu vực bếp nhà hàng .

 

Sau những yếu tố tổng quan của mặt bằng, chúng ta hãy đến với từng thành phần chi tiết trong một nhà hàng điển hình. Khu vực bếp nhà hàng là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất trong quy trình thiết kế mặt bằng nhà hàng. Nếu căn bếp được bố trí không hiệu quả, thì hoạt động của nhà hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhà bếp chiếm 30 – 40% diện tích mặt bằng nhà hàng. Dù thiết kế nhà hàng ăn uống hay quán ăn gia đình, việc xác định không gian rộng rãi cho nhà bếp luôn là ưu tiên số đầu tiên.

 

Bước 3: Thiết kế mặt bằng khu vực phòng vệ sinh nhà hàng .

 

Bạn cần cân nhắc vị trí đặt phòng vệ sinh sau khi đã xác định được không gian bếp trong sơ đồ mặt bằng nhà hàng của mình. Theo nguyên tắc, phòng vệ sinh nên được đặt tại vị trí dễ quan sát, nhưng không phải ngay giữa khu vực phòng ăn. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế các phòng vệ sinh nằm liền kề với khu vực ăn uống nhưng không mở hướng trực tiếp vào phòng ăn, điều này sẽ tạo thuận tiện cho tất cả mọi người. Cuối cùng, đừng keo kiệt với không gian phòng vệ sinh. Chỉ cần một trải nghiệm tồi tệ với WC, rất có thể khách hàng cũng sẽ ghim nhà hàng của bạn đấy. Hãy đảm bảo phòng vệ sinh phải rộng rãi, không chật chội và được hoàn thiện với đồ đạc và vật liệu dễ lau chùi.

 

 

Bạn cần cân nhắc vị trí đặt phòng vệ sinh sau khi đã xác định được không gian bếp trong sơ đồ mặt bằng nhà hàng của mình.

 

Bước 4: Đặt quầy bar trong mặt bằng nhà hàng (Nếu có) .

 

Trong thiết kế nhà hàng, bên cạnh khu vực phụ vục khách hàng, khu vực ăn uống thì khu vực quầy bar cần được đặc biệt quan tâm. Một quầy bar nhà hàng sang trọng cuốn hút sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng. Vậy thiết kế quầy bar như thế nào để thuận tiện qua trình làm việc của nhân viên cũng như phục vụ khách hàng tốt nhất

 

 

Thiết kế quầy bar nhà hàng

 

Bước 5: Thiết kế khu vực ăn uống .

 

Khu vực ăn uống cùng các khu vực phụ sẽ sử dụng khoảng 60% sơ đồ mặt bằng nhà hàng của bạn. Trong không gian này, bạn có nhiều kiểu tùy chọn về nội thất, trang trí,.. Những gì bạn làm ở đây thực sự phụ thuộc vào loại hình ăn uống mà bạn đang kinh doanh.

 

Thiết kế khu vực ăn có những quy tắc nhất định liên quan đến phân bổ không gian bàn ghế, thiết kế luồng di chuyển,... mà bạn phải cân nhắc. Khu vực này cũng là nơi thể hiện rõ ràng nhất màu sắc của thương hiệu. Phối màu, chất liệu thiết kế, điểm nhấn trang trí, chất liệu tường, thậm chí cả menu và chỗ ngồi đều đóng một phần tạo nên ấn tượng về nhà hàng của bạn trong mắt khách hàng.

 

 

Thiết kế chất liệu phòng ăn đem đến trải nghiệm ấn tượng cho thực khách

 

Những giá trị mà nhà hàng bạn cung cấp là gì - hãy để những thiết kế trong khu vực này thay bạn truyền tải tới khách hàng. Cảm hứng nào thúc đẩy bạn mở nhà hàng, khách hàng của bạn là ai, bạn cần phải nghĩ về nó trước khi vội ném tiền vào những món đồ nội thất đắt đỏ mà chưa chắc đã phù hợp. Sau đó tìm cho nhà hàng của bạn một phong cách riêng, làm cho khách hàng cảm thấy đây là thực sự là một không gian độc đáo và khác biệt, đem tới cho họ niềm hân hoan mỗi khi dùng bữa tại chỗ bạn.

 

Bước 6: Thiết kế lối vào trên sơ đồ mặt bằng nhà hàng .

 

Vị trí cuối cùng trong sơ đồ mặt bằng nhà hàng là nơi đầu tiên khách hàng của bạn nhìn thấy. Lối vào của nhà hàng cũng có tầm quan trọng không kém các khu vực trên. Đừng xem nhẹ nó, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng có ý nghĩa nhất định cả. Bạn hãy tính toán luồng giao thông cũng như bố trí vị trí ngồi cho khách nếu cần thiết. Ghế dài dựa vào tường là một ý tưởng thiết kế không tồi trong trường hợp này. Hoặc sảnh nhà hàng bố trí ở ngoài trời cũng là một gợi ý hay mà bạn có thể tham khảo.

 

 

Có thể sử dụng bảng chỉ dẫn lối vào để  thu hút sự chú ý

 

Hi vọng bài chia sẻ của Nhà Việt PMC giúp bạn hình dung được sơ bộ về quy trình thiết kế mặt bằng nhà hàng. Nếu có băn khoăn liên quan đến bất cứ bước nào ở trên, đừng ngại liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn miễn phí. 

 

 Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 ♦

 Hotline0931 590 066 

 Emailnhavietpmc@gmail.com 

 Websitehttp://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/  ♦    

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon