Thi công xây dựng
Thiết kế kiến trúc
Tin tức
Khách hàng
Tin tức và kiến thức xây dựng
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KHU CÔNG NGHIỆP XANH
Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều cụm khu công nghiệp- là tổ hợp nhiều công ty nhà xưởng tập trung vào một khu. Nhưng không phải khu công nghiệp nào các nhà xưởng cũng tuân thủ đúng quy hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó những khu công nghiệp xanh đang dần được hướng tới, để không chỉ phục vụ nền kinh tế mà còn cùng nhau hướng tới môi trường chất lượng cao. Bài viết dưới đây Nhà Việt sẽ giới thiệu đến độc giả về những tiêu chuẩn về khu công nghiệp xanh.
1. Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật và bảo vệ môi trường, lao động
Các đơn vị thiết kế và thi công hạ tầng cũng như các Chủ đầu tư phải tuân thủ đúng luật về sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường và lao động. Khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường. Hệ thống này theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.
2. Hạ tầng kết cấu đầy đủ dịch vụ cơ bản
Nhiều nhà xưởng nhà máy bị cháy phần do sơ xuất không cẩn thận, đường điện hỏng hóc, nhưng quan trọng là công tác chữa cháy không đạt tiêu chuẩn là sai sót từ khâu thiết kế phòng cháy. Do đó từ đám cháy nhỏ dễ dàng lan rộng và gây ra thiệt hại không lường cho người và tài sản.
Ngay từ đầu, bắt đầu thiết kế, thi công đến khi hoàn thiện, mọi phân khu nhà xưởng, nhà máy, nhà kho, khu hành chính...đều phải được trang trị đầy đủ những dịch vụ hạ tầng thiết yếu như hệ thống điện, nước, thông tin, phòng cháy chữa cháy...và các dịch vụ liên quan.
3. Sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và sản xuất sạch
Tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức về việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và quy trình sản xuất sạch hơn. Và nên áp dụng điều này vào trong mô hình kinh doanh sản xuất. Doanh nghiệp cần đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất, nhằm giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu, hoặc loại bỏ các chất độc hại từ nguồn khí thải và nước thải. Như đối với các nhà xưởng nhà máy, có hệ thống thải lọc rác thải và nguồn nước đạt tiêu chuẩn để khi đưa ra môi trường bên ngoài không ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và môi trường sinh thái.
4. Có diện tích đất cho công trình cây xanh
Theo tiêu chuẩn về mật độ xây dựng của Bộ Xây dựng thì các công trình dưới 50m2 mới được xây dựng toàn bộ mặt bằng. Do đó với các công trình tại khu công nghiệp cũng dựa vào tổng diện tích để xây dựng, phần còn lại dành cho hệ thống giao thông, cây xanh, các hạ tầng dịch vụ dùng chung,...Để tổng thế công trình được hài hòa, cũng như tạo môi trường làm việc thân thiện hơn với môi trường.
5. Liên kết cộng sinh công nghiệp
Thực hiện ít nhất 01 liên kết cộng sinh công nghiệp. Ít nhất 10% số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào và đầu ra như điện, nước, năng lượng, chất phế thải, vật liệu…trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
6. Xây dựng công trình xã hội cho người lao động
Tại khu công nghiệp số lượng công nhân viên nhà xa chiếm diện tích lớn, do đó cần có giải pháp đảm bảo nhà trọ, kí túc xá và các công trình xã hội, văn hóa và thể thao trong khu công nghiệp, để tạo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần tốt nhất cho người lao động.
7. Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trường
Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của khu công nghiệp. Đó là cơ chế về sử dụng năng lượng, nước,... Và những cơ chế liên quan đến các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại. Doanh nghiệp lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên. Đồng thời giám sát rác thải của khu công nghiệp. Sau đó, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương. Nếu cơ sở doanh nghiệp nào chưa đạt tiêu chuẩn thì còn kịp thời cải thiện nâng cấp.
8. Công bố báo cáo bảo vệ môi trường
Hàng năm, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện công bố báo cáo về thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp cho cộng đồng xung quanh khu công nghiệp. Báo cáo này gửi tới Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương và đăng trên website của doanh nghiệp.
Có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, Nhà Việt là nhà thầu chuyên quản lý các dự án cho các công trình dân dụng. Nhà Việt luôn hướng tới những giải pháp tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Đến với Nhà Việt, Quý khách hàng sẽ được tư vấn nhiệt tình, và có được công trình mang chất lượng cả về kỹ thuật và thẩm mỹ, với mức giá cạnh tranh, hợp lý nhất. Hãy liên hệ với Chúng tôi để biết thêm thông tin.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( VHBC )
Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Akashi - Số 10 lô 2A đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 3246 545
- Hotline: 0931 590 066
- Email: [email protected]
- Website: http://congtrinhnhaviet.vn/
Share:
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Vật Liệu Xanh – Chìa Khóa Mở Cánh Cửa Cho Công Trình Xanh Tại Việt Nam
- Xây Dựng Hệ Thống Bãi Đỗ Xe Tự Động Tại Hải Phòng
- Sự Khác Nhau Giữa Kiến Trúc Tân Cổ Điển Và Kiến Trúc Hiện Đại
- Bản Cát Cát - Vẻ đẹp của những nếp nhà ẩn trong sương sớm
- Vinh danh 2 doanh nhân trẻ Hải Phòng
- Xây dựng tương lai: CEO Đào Huy Lộc và những giải pháp bền vững trong ngành xây dựng cùng công ty Cổ phần Công trình Nhà Việt PMC
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Thiết kế Homestay lắp ghép Nhật Bản Sinh Thái
- Mẫu Thiết kế nhà ở xã hội tại Thành phố Buôn Ma Thuật