Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Tiêu chí thiết kế văn phòng và nhà ăn nhà xưởng

Đăng lúc : 05/05/2023 - 4:03 PM
Tác giả : Admin - 525 Lượt xem

Đầu tư cho văn phòng và nhà ăn - canteen nhà xưởng tạo môi trường làm việc lành mạnh, không chỉ cải thiện năng suất lao động mà còn nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp. 

 

 

Bên cạnh nhà xưởng nhiều tầng thì đầu tư vào văn phòng và nhà ăn - canteen cũng là xu hướng lớn trong thiết kế – xây dựng nhà xưởng những năm gần đây. Không chỉ thể hiện tầm vóc thương hiệu, văn phòng và nhà ăn - canteen nhà máy còn là tuyên ngôn rõ rệt nhất về chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động – yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư và đối tác quốc tế. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng trong thiết kế văn phòng và canteen nhà máy. 

 

Thiết kế văn phòng Nhà Máy - Nhà Xưởng

 

• Quy hoạch

 

Có nhiều phương án quy hoạch nhà văn phòng: nhà văn phòng liền khối với nhà xưởng, nhà văn phòng bên trong nhà xưởng, nhà văn phòng nằm trên tầng 2 của nhà xưởng, khối nhà văn phòng riêng biệt… tuy nhiên, dù là phương án quy hoạch nào cũng cần đáp ứng các tiêu chí:

 

- Hạn chế bụi, tiếng ồn: môi trường công nghiệp sản sinh nhiều bụi, bụi mịn và tiếng ồn, vì vậy cần lựa chọn phương án thiết kế, vật liệu tối ưu để hạn chế bụi, tiếng ồn, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. 

 

- Giao thông thuận lợi: các bộ phận phụ trách kỹ thuật và tổ chức, giám sát sản xuất thường xuyên phải di chuyển giữa văn phòng và nhà máy, cũng như đón tiếp nhiều khách hàng, đối tác bên ngoài. Chính vì vậy, cần thiết kế phương án giao thông tối ưu nhất, tránh xung đột giữa các luồng đi lại.

 

- Đảm bảo thẩm mỹ: đảm bảo tính hài hoà về kiến trúc cho toàn bộ nhà máy, giúp gây ấn tượng tốt đối với các khách hàng, đối tác tham quan.

 

 

• Đảm bảo thẩm mỹ và dấu ấn thương hiệu

 

 

 

Nhiều người cho rằng dấu ấn thương hiệu của một doanh nghiệp chỉ nằm ở logo công ty trên biển tên nhà máy, đồng phục hay danh thiếp công ty. Điều đó không đúng. Dấu ấn thương hiệu của một tổ chức thể hiện ở toàn bộ thiết kế văn phòng: từ phối màu nội thất, trang trí và sắp xếp nội thất văn phòng. Các doanh nghiệp trẻ, chú trọng tính sáng tạo và tương tác thường sẽ ưu tiên các không gian mở, cho phép nhân viên dễ dàng tương tác, trao đổi công việc. Đối với các doanh nghiệp lớn, có cơ cấu tổ chức phức tạp, thường sẽ chia các phòng ban riêng biệt để đảm bảo tính yên tĩnh và hiệu quả làm việc độc lập. 

 

 

Tương tự, phong cách thiết kế nội thất cũng nói lên nhiều về văn hoá, tính cách, mối quan tâm của doanh nghiệp. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp sử dụng các vật liệu thô mộc, đường nét mạnh mẽ cá tính thể hiện sự phóng khoáng, hiện đại, gây ấn tượng mạnh. Phong cách thiết kế văn phòng xanh với nhiều cây xanh và luồng sáng dịu mắt tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Phong cách tối giản truyền thống với các mảng màu sáng được bài trí ngăn nắp, vuông vắn tạo cảm giác trang nhã, lịch sự, nề nếp. Tuỳ vào mô hình doanh nghiệp, tính cách và văn hoá thương hiệu mà đơn vị tư vấn thiết kế sẽ sáng tạo các concept phù hợp nhất. 

 

• Tối ưu công năng sử dụng

 

Công năng của nhà văn phòng sẽ trực tiếp quyết định hiệu quả làm việc của khối văn phòng trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, không chỉ phong cách thiết kế mà cả phương án sắp xếp bàn ghế làm việc, lựa chọn nội thất văn phòng… cũng cần tính toán kỹ càng, giúp tối ưu công năng và tăng hiệu suất sử dụng. Bàn làm việc cần được thiết đúng quy cách, kích thước chuẩn, đảm bảo có không gian sắp xếp máy tính và các màn hình làm việc, chất liệu độ bền cao. Ghế làm việc cho nhân viên cần tính toán kĩ để đảm bảo tư thế làm việc thoải mái, hạn chế các tác động tiêu cực tới cột sống và cổ vai gáy, đảm bảo sức khoẻ người lao động.

 

 

Bên cạnh đó, các hệ thống tủ tài liệu, bàn họp nhóm và hệ thống xuất bản cần được bài trí phù hợp với từng mô hình làm việc của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp start-up hoặc các doanh nghiệp trẻ ngành công nghệ, không nhất thiết phải có bàn họp lớn và tủ tài liệu hoặc hệ thống in ấn, photocopy quá phức tạp. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp lâu năm hoặc ở các ngành nghề đặc thù, cần chú trọng khu vực phòng họp, các tủ tài liệu đảm bảo bảo mật cũng như các máy móc in ấn, photocopy phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. 

 

• Hệ thống cơ điện

 

Hệ thống cơ điện đảm bảo khả năng vận hành của toàn bộ nhà máy nói chung và khu vực văn phòng nói riêng. Để đảm bảo điều kiện làm việc của khối văn phòng nhà máy, khi thiết kế hệ thống cơ điện cần lưu ý:

 

+ Hệ thống HVAC: cần đảm bảo khả năng làm mát, thông gió cũng như sưởi ấm vào mùa đông. Tuỳ theo không gian lớn hay nhỏ mà quyết định chủng loại thiết bị điều hoà, thông gió phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng không khí trong văn  phòng. 

 

+ Hệ thống chiếu sáng: vừa phải tuân thủ concept thiết kế nội thất, vừa đảm bảo ánh sáng phù hợp để làm việc. Độ sáng quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng tập trung của nhân viên. 

 

+ Máy phát điện dự phòng: nếu chủ đầu tư có nhu cầu cấp điện cho một phần hoặc toàn bộ văn phòng nhà máy khi có sự cố mất điện, cần trao đổi với nhà thầu để có phương án tính toán số nguồn, công suất máy phát dự phòng phù hợp. 

 

Thiết kế hệ thống Nhà ăn - Canteen

 

Canteen/Nhà ăn của nhà máy cũng là hạng mục được nhà đầu tư chú trọng trong những năm gần đây. Canteen cần đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo sức khoẻ của công nhân, từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy. 

 

• Vị trí, sức chứa và giao thông

 

Vị trí của Nhà ăn - Canteen cần được thiết kế đảm bảo thuận tiện cho nhân viên từ mọi phân xưởng di chuyển tới nhanh nhất. Tiết kiệm thời gian di chuyển sẽ giúp người lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngoài ra, thiết kế không gian trong Nhà ăn - Canteen cũng cần chú trọng tính tiện lợi, để người lao động có trải nghiệm nghỉ ngơi thoải mái nhất.

 

 

Nhà ăn - Canteen nhà xưởng thường có quy mô khá lớn để phục vụ toàn bộ nhân viên nhà máy. Do đó, khi thiết kế canteen cần phải tính toán kỹ số lượng công nhân làm việc tại các xưởng và ở từng ca làm việc khác nhau, để nhà ăn có sức chứa và khả năng phục vụ số lượng lớn công nhân một cách tối ưu nhất.

 

• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Canteen nhà máy nên được bố trí tách biệt rõ ràng từng khu: vị trí bàn ăn, khu sơ chế, khu nấu ăn, khu tập kết bát đĩa và đồ thừa sau khi ăn, khu vệ sinh… Mỗi khu đều phải được thiết kế hợp lý, đảm bảo yếu tố sạch sẽ, vệ sinh.

 

 

Khu vực ăn uống của công nhân cũng cần được thiết kế trong không gian rộng, thoáng, không chỉ cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn giúp phòng chống, giảm nguy cơ lây chéo các bệnh truyền nhiễm trong nhà máy.

 

Đối với các nhà máy có bếp nấu, hệ thống cấp – thoát nước và xử lý nước thải đặc biệt quan trọng, vì lượng thực phẩm cần chế biến rất lớn, trong nước thải chứa nhiều tạp chất, chất hoá học như nito, photpho, dầu mỡ… gây hại cho môi trường và dễ gây tắc nghẽn đường ống, tạo điều kiện cho vi khuẩn. Hệ thống xử lý nước thải cần được tính toán kĩ càng theo quy mô phục vụ của bếp ăn, giúp nhà bếp vận hành hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định về nước thải đầu ra của khu công nghiệp. 

 

Nhà Việt PMC - Đơn vị thiết kế, thi công nhà xưởng chuyên nghiệp

 

Những điều mà các chủ đầu tư quan tâm trước đây là: xây nhà xưởng chất lượng, nhanh và đẹp. Nhưng hiện nay có một điểm mà các chủ đầu tư cũng mong muốn không kém đó là tiết kiệm không gian sử dụng. Chính vì vậy nhà thép tiền chế được xem là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Nó cung cấp tất cả các yêu cầu quan trọng như chúng tôi vừa nêu trên đặc biệt ngành sản xuất kết cấu thép tại Việt Nam vô cùng phát triển.

 

 

 | Xem thêm: Về các mẫu Thiết kế nhà xưởng của Nhà Việt

 

Qua quá trình hình thành và phát triển được 10 năm, Nhà Việt PMC đã có trong tay bộ sưu tập hàng trăm thiết kế nhà xưởng khác nhau của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Nhà Việt còn có rất nhiều mẫu thiết kế nhà xưởng 2 tầngmẫu nhà xưởng nhỏmẫu thiết kế nhà xưởng sản xuất và mẫu thiết kế nhà kho kết hợp văn phòng, kinh doanh. 

 

 

 | Xem thêm: Về các công trình Thi công nhà xưởng của Nhà Việt

 

Lý do quan trọng nhất để Nhà Việt PMC tự tin đó là chúng tôi cung cấp giải pháp tổng thể từ khâu Tư vấn, thiết kế, lập dự án, quản lý thi công hay còn được gọi là giải pháp “Chìa khóa trao tay”, “Design and Build – Thiết kế và thi công trọn gói” hoặc “BT – Thi công và chuyển giao sản phẩm”. 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 ♦

 Hotline0931 590 066 

 Emailnhavietpmc@gmail.com 

 Websitehttps://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/   

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon