Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Thi công dầm cầu trục và dàn đỡ vỉ kèo cho nhà xưởng

Đăng lúc : 27/03/2020 - 11:15 PM
Tác giả : Admin - 4769 Lượt xem

Đối với một số nhà xưởng có dây chuyền sản lớn lớn, hàng thô và sản phẩm nặng cần dùng đến cầu trục để tiết kiệm sức người và nâng cao năng suất. Để thi công được dầm cầu chạy thì hệ thống khung thép cột kèo trong đó có dàn đỡ vì kèo cần phải chắc chắn, đảm bảo an toàn. Nếu Quý độc giả quan tâm quy trình thi công dầm và dàn vì kèo thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Chúng tôi.

 

1. Thi công dầm cầu chạy

 

Treo buộc dầm cầu chạy: Dầm cầu trục có chiều dài từ 6- 36m. Có nhiều loại dầm cầu chạy có khối lượng khác nhau: 3 tấn, 5 tấn, 20 tấn, 100 tấn tùy thuộc vào dây chuyền. Thi công cẩu lắp dầm cầu chạy nhà thép tiền chế:

 

- Những dầm cầu chạy và dàn đỡ vì kèo hạng nhẹ được lắp bằng một cần trục tự hành.

 

- Thi công dầm cầu chạy hạng nặng (20-100 tấn) được tiến hành như sau:

 

Dùng hai cần trục tự hành để cẩu nguyên cả dầm lên; Dùng hai cần trục tự hành để cẩu từng nửa dầm cầu chạy và đặt lên một gối tựa trung gian tạm thời khi dầm quá nặng. Biện pháp này có ưu điểm là sử dụng được cần trục vẫn dùng để lắp ghép các kết cấu khác của phân xưởng, khi trọng lượng các kết cấụ khác của phân xưởng bằng nửa trọng lượng của dầm cầu chạy (chẳng hạn như cột thép). Gối tựa trung gian chế tạo dễ dàng, dùng được nhiều lần và có thể mang đi chỗ khác bằng cần trục lắp ghép.

 

 

Cầu trục dầm đôi 10 tấn sử dụng Palang cáp điện dầm đôi

 

Ngoài ra còn có những biện pháp lắp ghép các dầm cầu chạy nặng bằng các thiết bị khác như:

 

Dùng hai cột trụ để cẩu lắp dầm cầu chạy. Dầm và cột trụ bố trí ở hai phía, đối với hàng cột và cột trụ phải hơi dốc nghiêng về phía dầm; khi này cần có những dây neo giữ không cho dầm va chạm vào đầu cột.

 

Dùng hai ròng rọc treo ở các đầu cột đã lắp xong, để dầm cầu chạy lên vị trí. Biện pháp này chỉ nên áp dụng khi cần thay thế các dầm cầu chạy trong phân xưởng đang thi công hoặc không thể cẩu lắp dầm bằng cách khác được. Vì quá trình buộc các ròng rọc lên các đầu cột và di chuyển chúng từ cột này sang cột khác khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Ngoài ra còn phải tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của cột khi làm việc này.

 

 

Những dầm cầu chạy có tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng mặt tựa lớn hơn 4:1 thì phải cố định tạm nó vào cột. Các chi tiết đảm bảo độ ổn định của dầm cầu chạy, vừa dông để cố định tạm dầm, vừa cho phép xê dịch đầm khi điều chỉnh.

 

Sau khi đã cố định vĩnh viễn chân cột và dàn vì kèo của một đoạn nhà giữa hai khe nhiệt, đảm bảo khung chịu lực của công trình không biến dạng được nữa thì tiến hành kiểm tra vị trí các dầm cầu chạy.

 

Kiểm tra cao trình mặt dầm cầu chạy bằng máy thuỷ bình. Kiểm tra vị trí đường tim của dầm bằng máy kinh vĩ và các quả dọi.

 

Kiểm tra khoảng cách ngang giữa các đường tịm dầm cầu chạy bằng thước thép cuộn ở một số điểm trong các bước cột.

 

Điều chỉnh vị trí dầm cầu chạy theo độ cao bằng cách thêm bớt những tấm thép đệm nằm 3. Còn điều chỉnh vị trí dầm cầu chạy trên mặt bằng thì thêm bớt những tấm thép đệm đứng 2 giữa dầm cầu chạy và chi tiết liên kết dầm vào cột.

 

Các dàn đỡ vì kèo nhà thép tiền chế thường dài 12 - 36m nặng 1 -15 tấn, thi công cẩu lắp nguyên dạng và đặt lên trên các mấu tì hàn sẵn ở cột. Trước khi tháo các dây cẩu, những dàn đỡ vì kèo dài trên 18m phải được cố định tạm bằng 1 hoặc 2 cặp dây giằng và chỉ được tháo dỡ các dây này sau khi đã tiến hành liên kết vĩnh viễn dàn vào cột và khi đã lắp xong 2, 3 dàn vì kèo.

 

2. Thi công vì kèo

 

Có hai loại gia cường dàn vì kèo:

 

- Loại thứ nhất nhằm giữ cho dàn khỏi bị cong vênh khi dựng dàn từ tư thế nằm ngang sang tư thế thẳng đứng, bằng cách bó các cây gỗ ngang dàn từ thanh cánh hạ lên thanh cánh thượng. Khi lật dàn xong thì tháo dỡ ngay các cây gỗ gia cường này để sau khỏi phải tháo dỡ chúng trên cao.

 

- Loại thứ hai nhằm ngăn ngừa dàn bị cong vênh khỏi mặt phẳng của dàn khi treo cẩu, bằng cách bó ghép các cây gỗ dọc theo thanh cánh thượng và thanh cánh hạ của dàn. Vấn đề chọn các điểm treo buộc dàn có ý nghĩa rất lớn.

 

Sau khi cố định xong dàn mái bằng các thanh xà gồ và thanh giằng mới được tháo dỡ các thanh gia cường khỏi dàn từ sàn công tác trên cao.

 

Những dàn vì kèo nhỏ thường không phải gia cường, những dàn lớn phải tính toán kiểm tra ổn định để gia cường.

 

Thi công các tiết diện tối thiểu của các thanh cánh thượng và thanh cánh hạ dàn vì kèo khi treo buộc ở bất cứ điểm nào trên thanh cánh thượng mà không cần gia cường ổn định.

 

Thi công gia cường dàn thép và tháo dỡ nhà thép tiền chế các cây gia cường khỏi dàn khá phức tạp, tốn nhiều công và thời gian, kéo dài quá trình lắp ghép, do đó người ta sử dụng những loại đòn treo đặc biệt có thể treo buộc dàn ở nhiều điểm, đảm bảo giữ dàn ổn định khi lật và khi cẩu lắp.

 

Trình bày một loại đòn treo tiêu chuẩn làm bằng thép ống dùng để lật đứng và để cẩu lắp các loại dàn vì kèo thép.

 

 

Đòn treo để lật đứng và cẩu lắp các dàn vi kèo thép có cả khung cửa trời

 

1 - Dàn vì kèo và khung cửa trời                                    5 - Trục dặn vì kèo

2 - Dây thừng để tháo dỡ đòn treo                                 6 - Giá đỡ khung cửa trời

3 - Cột ống co rút được                                                  7- Giá đỡ cố định

4 - Trục của đòn treo                                                       8 - Giá đỡ di động

 

Sau khi dàn vì kèo đã được gia cường, buộc dây cẩu và treo ở tư thế đứng dưới thấp, cho gắn vào dàn những bộ phận của sàn công tác, làm chỗ đứng để sau này liên kết các thanh chống ngang và các khung giằng giữa các vì kèo.

 

Trên cột đã có sẵn những gối tỳ làm chỗ đặt dàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết dàn vào cột. Nếu dàn kèo tỳ lên tường gạch hoặc tỳ lên cột BTCT thì phải chuẩn bị trước gối tựa, và các bu lông giằng kiểm tra lại vị trí và cao trình của chúng.

 

Khi lắp ghép các dàn vì kèo mái cần đặc biệt chú ý đến độ ổn định của từng chiếc dàn và của phần công trình vừa lắp xong.

 

Mỗi dàn vì kèo sau khi lắp lên phải được cố định sơ bộ vào gối tựa của nó (tức vào cột thép hay vào dàn đỡ kèo) tối thiểu 50% số lượng bu lông thiết kế. Nếu dàn tựa lên tường gạch hoặc cột bê tông cốt thép thì cố định bằng các bu lông giằng.

 

Trước khi tháo dỡ dây cẩu dàn, cần phải cố định thêm nó vào phần kết cấu đã lắp xong trước bằng ít nhất là ba thanh xà gồ, hoặc bằng các thanh giằng tạm.

 

Bắt đầu lắp dàn vì kèo thép từ gian cố hệ giằng. Dàn đầu tiên khi đặt vào vị trí thiết kế, được cố định tạm bằng 2, 4hoặc 6 dây neo (tuỳ theo khẩu độ); các dây neo này, một đầu buộc vào thanh cánh thượng dàn, một đầu buộc vào các móng cột và vào các neo (1 tấn-lực).

 

Sau đó cẩu lắp dàn vi kèo thứ hai. Trước khi tháo dỡ dây cẩu thì phải liên kết dàn đó vào dàn lắp đầu tiên bằng các thanh xà gồ. Tiếp theo là lắp các khung giằng nằm tại cánh thượng và cánh hạ của dàn này. Sau khi kiểm tra cẩn thận vị trí toàn bộ gian có hệ giằng đó thì tiến hành cố định vĩnh viễn các bộ phận (hàn, tán ri vê hoặc bắt toàn bộ số lượng bu lông mà thiết kế yêu cầu).

 

Tiếp đến là tháo dỡ các dây neo của dàn đầu tiên. Các dàn tiếp tục sau cho tới dàn có hệ giằng thứ hai chỉ cần liên kết vào phần kết cấu lắp xong trước bằng các thanh xà gồ.

 

Khi lắp ghép loại mái không có xà gồ thì cố định tạm dàn vì kèo mới cẩu lên vào phần kết cấu mái lắp xong trước bằng hai ba thanh giằng ngang tạm thời trước khi lắp hàn các tấm panel mái.

 

 

Thông thường các tấm panel mái được lắp đồng thời với dàn vì kèo (cố định xong dàn vì kèo thì lắp các tấm mái ngay). Đặt xong tấm mái nào phải hàn ngay ba điểm vào dàn vì kèo trước khi lắp tấm mái sau.

 

Lắp các tấm mắt trên đàn vì kèo thép không có của trên phải tiến hành lắp đối xứng trên cả hai mái đốc, bắt đầu từ mép ngoài lên dẫn đến đỉnh mái.

 

Nếu dàn mái có cửa trời thì lắp đối xứng các tấm mái trên thanh cánh thượng của dàn rồi mới lắp trên khung cửa trời. Lắp các tấm mái theo trình tự như trên thì chiều dài tự do của thanh cánh thượng sẽ giảm dần. Nếu lắp các tấm mái từ một đầu dàn hoặc từ một đầu cửa trời thì có thể gây mất ổn định dàn dưới tác dụng của tải trọng các tấm mái tăng dần, mà sụp đổ.

 

 

Lắp tấm panel

 

Trên đây là những thông tin cần thiết, hy vọng sẽ giúp ích cho Quý khách hàng.

 

Nhà Việt PMC là đơn vị chuyên thi kế thi công công giải pháp nhà khung thép. Với 10 năm kinh nghiệm, Chúng tôi có đủ khả năng pháp lý, chuyên môn, kinh nghiệm để tư vấn giải pháp phù hợp, cũng như mang đến một công trình hoàn thiện cả về thẩm mỹ và chất lượng, đáp ứng mọi tiêu chí của Chủ đầu tư.

 

 Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHAVIETPMC )

Trụ sở chính: Số 269 Phạm Văn Đồng - Dương Kinh - Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 3246 545
  • Hotline: 0931 590 066
  • Email: [email protected]
  • Website: http://congtrinhnhaviet.vn/

Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon