Thi công xây dựng
Thiết kế kiến trúc
Tin tức
Khách hàng
Tin tức và kiến thức xây dựng
So sánh các dạng thiết kế khung thép cho nhà xưởng
Mỗi công trình muốn thi công đạt tiến độ, đúng kỹ thuật, và chính xác, trước tiên phải cần một bản vẽ đầy đủ các chi tiết và không có sai sót gì. Từ đó mới giúp Chủ đầu tư tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí phát sinh. Điển hình như công trình nhà xưởng có diện tích lớn và hàng trăm nghìn người làm việc cần phải cẩn thận tính toán.
Một trong những hạng mục quan trọng đó là kết cấu nhà xưởng. Các dạng kết cấu với hơn 30 năm có mặt trên thị trường đã giải quyết nhiều mối lo cho chủ đầu tư. Không chỉ đảm bảo độ chắc chắn, tính thẩm mỹ cũng ngày càng được chú trọng và quan tâm.
1. Hai dạng chính của nhà xưởng công nghiệp
Khung kèo Zamil: là cái tên khá quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng khung thép. Khung thép giữ ổn định trong mặt phẳng và dựng giằng để ổn định ngoài mặt phẳng.
Tiếp theo là hệ giàn thép giúp vượt nhịp lớn hơn cũng như mang lại tính thẩm mỹ tuyệt vời.
2. So sánh ưu nhược điểm của kết cấu dạng Zamil và giàn thép
3. Ứng dụng các kết cấu trong nhà xưởng
Khung kèo dạng Zamil đã xuất hiện từ gần trăm năm nay trên thế giới và khi về tới Việt Nam rất được hưởng ứng bởi mang lại hiệu quả về kinh tế và chịu lực tốt.
Khung một nhịp (không cột giữa)
Đây là hệ khung chỉ có hai cột ở chiều rộng của công trình. Hệ lưới cột được tách biệt chạy dọc hai bên nhà xưởng. Bước nhịp tối đa lên tới 90m thậm chí 150m trong trường hợp xưởng sửa chữa máy bay. Nên hầu như các nhà xưởng nhà kho tại Việt Nam đều lựa chọn loại khung này.
Khung Zamil 1 nhịp không cột giữa
Khung vòm một nhịp
Đây là hệ khung có tính thẩm mỹ cao, bước nhịp tối đa là 90m, nhưng có thể mở rộng tới 120m
Khung vòm 1 nhịp
Khung một nhịp có cột giữa
Loại khung này sử dụng cho những công trình có chiều rộng lớn, hệ cột bổ sung ở giữa để chia nhỏ không gian nhà và hỗ trợ kết cấu mái.
Khung vòm: sử dụng cho công trình có chiều rộng lớn, hệ vòm tăng tính thẩm mỹ, có một hay nhiều cột ở giữa tùy chiều rộng nhà xưởng.
Khung nhà 1 nhịp
Khung mái dốc:sử dụng với những công trình có chiều rộng lớn, có một hay nhiều cột ở giữa tùy chiều rộng nhà xưởng.
Khung nhà hệ 2 nhịp
Khung một mái dốc
Hệ khung có hai cột với chiều cao khác nhau tạo thành một hệ mái dốc
Khung nhiều nhịp: mỗi nhịp lên tới 80m.
Hệ mái: Sử dụng cột BTCT, vượt nhịp 30m
Hệ khung mở rộng
Hệ kết cấu này được liên kết với cột chính, tạo hệ mái dốc 1 phía, mở rộng phía còn lại của công trình
Hệ giàn
Các tòa nhà công nghiệp vượt nhịp lớn có thể được thiết kế với hệ giàn. Hệ giàn có dạng lưới, được hàn từ các thành phần là thép hình hộp, thép góc hoặc ống. Hai dạng chung là sắp xếp các thanh giàn theo hình W hoặc N. Trong trường hợp này, cần gia tăng sự ổn định chứ không phải là độ cứng của khung.
Sử dụng cấu trúc giàn, có thể đạt được độ cứng và chịu tải trọng tương đối cao, đồng thời giảm thiểu tối đa sử dụng vật liệu. Bên cạnh khả năng vượt nhịp lớn, cấu trúc giàn còn mang lại vẻ đẹp về kiến trúc và cho phép tích hợp nhiều tiện ích đơn giản.
Hệ treo.
Bằng cách sử dụng các cấu trúc treo, các tòa nhà vượt nhịp lớn có yêu cầu về thẩm mỹ và kiến trúc cao có thể được ứng dụng. Sự phân chia thành các thành phần chủ yếu chịu kéo hoặc nén cho phép thiết kế với hệ kết cấu nhẹ. Thực tế cho thấy, nếu thi công nhà xưởng với hệ kết cấu tiết kiệm không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả, vì còn liên quan đến giải pháp máy móc thiết bị thi công. Đặc biệt trong cấu trúc không gian, mối nối khá phức tạp, và mất nhiều thời gian để chế tạo và lắp đặt. Dó đó, loại cấu tạo này thường ứng dụng cho các công trình công nghiệp, phục vụ cho mục đích công năng và kiến trúc thẩm mỹ.
Thiết kế nhà xưởng đạt tiêu chuẩn và hoạt động sản xuất an toàn, hiệu quả, cần đáp ứng các tiêu chí về thẩm mỹ, công năng và kỹ thuật. Nên ngay từ đầu, Chủ đầu tư phải tìm hiểu, xem xét nhiều công ty, trong đó nên lựa chọn công ty có Chứng chỉ hành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm và đã có ít nhất 3 công trình tương đương. Lựa chọn đúng nhà thầu uy tín, Quý khách hàng sẽ giảm được chi phí phát sinh, và kịp thời thi công đúng kế hoạch. Đặc biệt phải có chế độ Bảo hành công trình theo Quy định của Bộ xây dựng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )
Trụ sở chính: Số 269 Phạm Văn Đồng - P.Hải Thành - Q.Dương Kinh - TP.Hải Phòng
♦ Điện thoại: 0225 3246 545 ♦
♦ Hotline: 0931 590 066 ♦
♦ Email: [email protected] ♦
♦ Website: http://congtrinhnhaviet.vn/ ♦
♦ Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietpmc/ ♦
♦ Kênh Youtube: https://bit.ly/2XYG2eT ♦
Share:
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Vật Liệu Xanh – Chìa Khóa Mở Cánh Cửa Cho Công Trình Xanh Tại Việt Nam
- Xây Dựng Hệ Thống Bãi Đỗ Xe Tự Động Tại Hải Phòng
- Sự Khác Nhau Giữa Kiến Trúc Tân Cổ Điển Và Kiến Trúc Hiện Đại
- Bản Cát Cát - Vẻ đẹp của những nếp nhà ẩn trong sương sớm
- Vinh danh 2 doanh nhân trẻ Hải Phòng
- Xây dựng tương lai: CEO Đào Huy Lộc và những giải pháp bền vững trong ngành xây dựng cùng công ty Cổ phần Công trình Nhà Việt PMC
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Thiết kế Homestay lắp ghép Nhật Bản Sinh Thái
- Mẫu Thiết kế nhà ở xã hội tại Thành phố Buôn Ma Thuật