Thi công xây dựng
Thiết kế kiến trúc
Tin tức
Khách hàng
Tin tức và kiến thức xây dựng
Quy trình quản lý thi công nhà thép tiền chế của Nhà Việt
Với phương châm đem lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng khi hợp tác cùng công ty cổ phần công trình Nhà Việt, chúng tôi chú tâm xây dựng một quy trình quản lý thi công chặt chẽ, chuyên nghiệp và minh bạch. Qua đó, giúp quá trình hợp tác diễn ra một cách thuận lợi, bền vững, thỏa mãn được sự kỳ vọng và mục tiêu của cả hai bên.
Quy trình quản lý thi công nhà thép tiền chế của Nhà Việt được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thi công
Ở giai đoạn này có sự tham gia của 5 bộ phận: Kế toán, Quản lý dự án, KS thiết kế, Kinh doanh, Hành chính trong đó Quản lý dự án là người chịu trách nhiệm chính. Theo đó, giai đoạn này được chia làm 6 bước tương ứng với nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
- Bước 1: Kiểm tra hợp đồng (Kế toán)
Kế toán có trách nhiệm kiểm tra kỹ càng hợp đồng, thực hiện ký kết hợp đồng phụ theo yêu cầu để đảm bảo quá trình thi công diễn ra thuận lợi nhất như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mua bảo hiểm công trình, lên kế hoạch tài chính, đề nghị tạm ứng…
- Bước 2: Khảo sát công trường (Quản lý dự án)
Sau khi tiếp nhận thông tin về dự án từ phía kế toán và các bộ phận có liên quan, Quản lý dự án có trách nhiệm trực tiếp xuống khu vực công trình để khảo sát các điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, chỗ ăn, ở cho công nhân để có phương án xử lý tốt nhất.
- Bước 3: Triển khai hồ sơ kỹ thuật (KS thiết kế)
KS thiết kế tiếp nhận các thông tin, chỉ đạo thiết kế từ phía Quản lý dự án để thực hiện bản vẽ lắp đặt kết cấu tổng thể; bản vẽ gia công chi tiết các sản phẩm; bản vẽ pha cắt cấu kiện… Sau đó, bàn giao lại cho Quản lý dự án để Quản lý dự án chỉnh sửa, xét duyệt.
- Bước 4: Tìm kiếm các đơn vị cung cấp có khả năng đáp ứng hợp đồng (Kinh doanh)
Dựa trên các phân tích chi tiết vật tư cần chuẩn bị mà Quản lý dự án chuyển giao, bộ phận Kinh doanh sẽ tìm kiếm các đơn vị cung ứng có khả năng đáp ứng các yêu cầu về vật liệu chính, xưởng gia công, nhân công lắp dựng… phục vụ cho công tác thi công.
- Bước 5: Hồ sơ quản lý chất lượng (Hành chính)
Ở bước 5 này, tất cả các công việc liên quan tới hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm như các biên bản bàn giao, duyệt mẫu, nghiệm thu, hay việc cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động… sẽ do bộ phận hành chính phụ trách. Tất cả các biên bản này sau đó được chuyển tới cho quản lý dự án để quản lý dự án ra quyết định thi công.
- Bước 6: Ra quyết định thi công (Quản lý dự án)
Tổng hợp tất cả các dữ liệu từ các bộ phận liên quan, Quản lý dự án sẽ đưa ra quyết định thi công trong đó bao gồm: kế hoạch tổng thể (tiến độ, biện pháp thi công), cơ chế làm việc, hợp đồng thầu phụ, thống nhất phương án thiết kế với chủ đầu tư…
Giai đoạn 2: Gia công sản phẩm
Tất cả các chi tiết, cấu kiện của công trình được gia công tại xưởng sản xuất dựa trên hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đúng theo bản vẽ đưa ra dưới sự giám sát chặt chẽ của KCS (quản lý chất lượng) trong đó gồm 3 giai đoạn nhỏ: Gia công kết cấu chính, cấu kiện phụ và đóng gói sản phẩm, nghiệm thu tại xưởng trước khi chuyển tới vị trí tập kết.
Giai đoạn 3: Thi công, lắp đặt kết cấu, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm.
Ở giai đoạn 3 này, KCS là người chịu trách nhiệm nhiều nhất bao gồm công tác: lắp bulong neo, chuẩn bị lắp dựng, lắp khung giằng cứng, hoàn thiện khung nhà, lắp đặt sàn deck, lắp đặt các cấu kiện khác. Kết thúc mỗi công việc kể trên, KCS đều phải nghiệm thu chất lượng sản phẩm thật kỹ càng để đảm bảo mọi thứ đều được thực hiện đúng theo tiến độ và thiết kế đề ra.
Công tác cuối cùng trong toàn bộ quy trình quản lý thi công đó chính là nghiệm thu sản phẩm và bàn giao cho chủ đầu tư với sự tham gia của các bộ phận: hành chính, quản lý dự án, KS thiết kế, kinh doanh và kế toán trong đó:
- Quản lý dự án: tổng kiểm tra lại theo hồ sơ quản lý chất lượng công trình, thực hiện các công việc như: kiểm tra nhật ký công trình, lập hồ sơ hoàn công, lập khối lượng quyết toán, xuất chứng chỉ chất lượng công trình và nghiệm thu toàn bộ công trình, bàn giao lại cho chủ đầu tư để tiến hành giai đoạn tiếp theo.
- Hành chính: thống kê, thu hồi tài sản đã cấp và tính toán các hao phí.
- KS thiết kế: tập hợp hồ sơ lưu trữ về bản vẽ công trình, dự toán, quyết toán… chuyển cho bộ phận hành chính và kế toán.
- Kinh doanh: thống kê, thu hồi vật liệu đã cấp cho thầu phụ và thanh lý hợp đồng thầu phụ.
- Kế toán: thanh lý hợp đồng, bảo lãnh, bảo hành cho công trình.
Với quy trình quản lý thi công nhà thép tiền chế chi tiết, chặt chẽ như trên, chủ đầu tư có thể an tâm khi hợp tác với chúng tôi. Nhà Việt cam kết mang tới những công trình xây dựng nhà lắp ghép kết cấu thép chất lượng nhất trong thời gian nhanh nhất mà chi phí hợp lý nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( VHBC )
Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Akashi - Số 10 lô 2A đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 3246 545
- Hotline: 0931 590 066
- Email: [email protected]
- Website: http://congtrinhnhaviet.vn/
Share:
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Vật Liệu Xanh – Chìa Khóa Mở Cánh Cửa Cho Công Trình Xanh Tại Việt Nam
- Xây Dựng Hệ Thống Bãi Đỗ Xe Tự Động Tại Hải Phòng
- Sự Khác Nhau Giữa Kiến Trúc Tân Cổ Điển Và Kiến Trúc Hiện Đại
- Bản Cát Cát - Vẻ đẹp của những nếp nhà ẩn trong sương sớm
- Vinh danh 2 doanh nhân trẻ Hải Phòng
- Xây dựng tương lai: CEO Đào Huy Lộc và những giải pháp bền vững trong ngành xây dựng cùng công ty Cổ phần Công trình Nhà Việt PMC
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Thiết kế Homestay lắp ghép Nhật Bản Sinh Thái
- Mẫu Thiết kế nhà ở xã hội tại Thành phố Buôn Ma Thuật