Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Mức độ ồn tối đa cho phép trong công trình

Đăng lúc : 17/02/2022 - 4:53 PM
Tác giả : Admin - 2657 Lượt xem

Với xu hướng thiết kế bền vững, nghiên cứu đánh giá về nguyên nhân, hiện trạng mức ồn, thành phần tiếng ồn và ảnh hưởng trong công trình kiến trúc đối với con người nhằm đưa ra những chiến lược, giải pháp thiết kế giảm ồn hiệu quả cho không gian kiến trúc.

 

 

Thực trạng

 

 

Tiếng ồn là những âm không cần nghe, nó ảnh hưởng tới môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi, nghe nhìn và sức khoẻ con người. Tiếng ồn là những âm có biểu đồ không tuân theo quy luật hình sine và vượt mức ồn cho phép theo tiêu chuẩn của từng quốc gia. Nguồn ồn bao gồm: Nguồn ồn giao thông, nguồn ồn trang thiết bị trong công trình kiến trúc, nguồn ồn do hoạt động con người.

 

Tác động của tiếng ồn

 

 

Theo biểu đồ hình tháp về mức độ nghiêm trọng của tiếng ồn đến sức khoẻ con người của tổ chức y tế thế giới (WHO), tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người về mặt số lượng theo cấp độ sau:

 

Phần lớn con người ảnh hưởng tiếng ồn cảm thấy không tiện nghi dẫn đến mất tập trung tập trung, rối loạn giấc ngủ; Kế đến tiếng ồn gây nên sự căng thẳng, dễ bị kích động, tăng hormone căng thẳng. Cấp độ thứ 3 là tiếng ồn mang đến những nguy cơ sức khoẻ con người là huyết áp, bệnh mỡ trong máu, bệnh máu đông, và đường trong máu. Ở cấp độ 4 tiếng ồn dẫn đến các bệnh tật như chứng mất ngủ, bệnh tim mạch. Ở cấp độ cao nhất tiếng ồn gây nên tử vong.

 

Hiện nay theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam thì tỷ lệ người tử vong do bệnh tim mạch chiếm 33% cao nhất. Và bệnh tim mạch tỷ lệ thuận với quá trình đô thị hoá. Sự phát triển của dân số ở các đô thị kéo theo sự gia tăng của phương tiện cá nhân nhanh chóng, ảnh hưởng tiếng ồn đến sức khoẻ của người dân ở đô thị ngày càng nghiêm trọng.

 

Nguồn ồn

 

– Tiếng ồn giao thông

 

Tiếng ồn giao thông là nguyên nhân chính của tiếng ồn đô thị, sẽ tăng lên khi mật độ cũng như tốc độ phương tiện tăng lên. Sống và làm việc với môi trường tiếng ồn vượt mức ồn tiện nghi cho phép sẽ ảnh hưởng đến đến sức khoẻ, hiệu suất học tập, làm việc, là nguyên nhân của một số bệnh tật như trầm cảm, tim mạch. Nguy hiểm hơn khi tiếng ồn là nguyên nhân đến một số bệnh mất ngủ, tim mạch hoặc điếc.

 

Giảm mật độ phương tiện giao thông sẽ giảm được mức độ tiếng ồn của môi trường. Việc giảm nguồn ồn giao thông phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của chính phủ như: Phát triển giao thông công cộng, công tác quy hoạch mới cũng như chấn chỉnh giao thông đô thị hiện trạng…

 

– Tiếng ồn do trang thiết bị công trình

 

Các thiết bị sử dụng trong công trình như đèn chiếu sáng, máy bơm, máy giặt,… phát ra khi con người sử dụng. Vì mức ồn do các trang thiết bị không lớn hoặc xuất hiện ở những thời điểm con người không nghỉ ngơi nên chúng ta ít chú ý. Nhưng trong những điều kiện thời gian nghỉ ngơi hay trong các không gian có yêu cầu đặc biệt như khán phòng, studio,… thì tiếng ồn của trang thiết bị trong công trình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm trong không gian. Trang thiết bị trong công trình cần phải đạt mức ồn cho phép quy định để không ảnh hưởng đến nền ồn trong không gian kiến trúc. Cách bố trí, phương pháp lắp đặt của KTS và kỹ sư, góp phần giảm nguồn ồn do trang thiết bị phát ra.

 

– Tiếng ồn do hoạt động của con người

 

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu tổ chức y tế thế giới năm 2003 thì tiếng ồn do hoạt động con người được xếp thứ 2 trong các nguồn ồn tác động đến con người trong thời gian ngủ. Nguồn ồn do con người gây ra phụ thuộc rất nhiều về dân trí cũng như văn hoá. Hiện nay, ở TP HCM, có những cơ sở sản xuất nằm đan xen với khu dân cư. Khi hoạt động sản xuất sẽ gây ra tiếng ồn lan truyền đến không gian ở khác. Ngoài ra, các hoạt động con người như: Nấu ăn, xây dựng sửa chữa, karaoke ngoài phố,… hoạt động không theo khung giờ cho phép cũng gây nên tình trạng tiếng ồn trong khu ở. Việc khắc phục tiếng ồn do hoạt động của con người, phụ thuộc rất nhiều về trình độ dân trí, quản lý của nhà nước, và quy hoạch đô thị.

 

Tiêu chuẩn tiếng ồn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

 

1. Phạm vi áp dụng

 

1.1. Tiêu chuẩn này là bắt buộc áp dụng khi thiết kế mới, thiết kế cải tạo các công trình công cộng nhằm đạt được mức ồn nền cho phép bên trong công trình.

 

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các Studio âm thanh trong các đài phát thanh truyền hình, các xưởng phim, các phòng kiểm thính, (xem TCVN 4510:1988) cũng như các phòng thí nghiệm âm học đặc biệt.

 

1.3. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho các phòng làm việc chung trong các cảng hàng không, các công trình, nhà máy sản xuất công nghiệp

 

2. Quy định chung

 

2.1. Mức ồn trong tiêu chuẩn này là mức ồn trung bình trong không gian phòng do tiếng ồn từ bên ngoài truyền qua các kết cấu phân cách vào phòng và do các thiết bị trong phòng (như hệ thống điều hoà không khí, các máy quạt, đèn chiếu sáng, máy văn phòng …) tạo ra.

 

2.2. Mức ồn trong tiêu chuẩn này không bao gồm mức ồn do con người làm việc, sinh hoạt và hoạt động trong phòng tạo ra.

 

2.3. Mức ồn trong tiêu chuẩn này tương ứng với điều kiện các cửa vào phòng (bao gồm các cửa sổ và cửa đi) được đóng kín.

 

3. Tiêu chuẩn viện dẫn

 

3.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cùng với các tiêu chuẩn sau:

 

1. TCVN 5949 – 1998 . Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép.

 

2. TCXDVN 277 : 2002. Cách âm cho các kết cấu phân cách bên trong nhà dân dụng.

 

3. TCVN 5964 – 1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính.

 

4. TCVN 5965 – 1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. áp dụng các giới hạn tiếng ồn.

 

3.2. Tiêu chuẩn này đã được tham khảo các tiêu chuẩn sau:

 

1. TCVN 3985 : 1999 . Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc (sản xuất công nghiệp)

 

2. ISO R. 1996,1971.

 

4. Định nghĩa và thuật ngữ

 

4.1. Mức ồn trong phòng được đo và đánh giá theo hai cách:

 

a) Mức ồn tương đương, ký hiệu LTĐ, đơn vị dB,A, là trị số mức âm toàn phương trung bình theo đặc tính A, trong khoảng thời gian T của âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian.

 

b) Mức ồn trung bình, đơn vị dB, theo dải tần số 1 octa với các tần số trung bình là 63; 125; 250; 500; 1000; 2000; 4000 và 8000 Hz. Kết quả đo được biểu diễn trên biểu đồ dưới dạng đường biểu diễn mức ồn theo tần số (còn gọi là phổ tiếng ồn)

 

4.2. Mức ồn tối đa cho phép là trị số mức ồn cực đại trong phòng không được vượt, nhằm bảo đảm điều kiện âm thanh thích hợp cho các hoạt động trong phòng. Mức ồn tối đa cho phép được quy định theo hai cách phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng âm thanh các phòng:

 

a) Đối với các phòng không đòi hỏi có chất lượng âm thanh cao (như phòng làm việc, phòng đọc sách, lớp học, giảng đường, phòng thi đấu thể thao, nhà hàng, …) : mức ồn tối đa cho phép được xác định theo mức ồn tương đương trong thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng, ký hiệu [LTĐ], (dB,A).

 

b) Đối với các phòng có yêu cầu chất lượng âm thanh cao (như các phòng khán giả nhà hát, phòng hoà nhạc, chiếu phim, hội thảo …): mức ồn tối đa cho phép được xác định theo họ đường cong NR trong thời gian gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng (Noise Rating, theo I.S.O. R 1996, 1971). Hình biểu diễn họ đường NR cho trên hình 1, hoặc các giá trị mức ồn tối đa cho phép theo dải tần số 1 octa tương ứng trên bảng 1.

 

c) Thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng được quy định theo theo hai loại:

 

- Các hoạt động có đặc điểm ban ngày (từ 6 đến 22 giờ) và ban đêm (từ 22 đến 6 giờ), như nhà điều dưỡng, phòng bệnh nhân…;

 

- Các hoạt động xẩy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày, như phòng khán giả, lớp học...

 

* Các phòng được coi là đạt mức ồn tối đa cho phép nếu thoả mãn điều kiện sau đây:

 

a) Mức ồn tương đương (dB,A) bằng hoặc nhỏ hơn mức ồn tối đa cho phép

 

LTĐ ≤ [LA]

 

b) Đường biểu diễn mức ồn nền thực tế theo tần số không có trị số mức ồn tại bất kỳ một tần số trung bình nào nằm cao hơn đường NR cho phép, hoặc các giá trị mức ồn trong phòng tại các tần số trung bình không được vượt các giá trị mức ồn tối đa cho phép (cho ở bảng 1) tương ứng với các đường NR cho phép.

 

5. Giá trị cho phép

 

BẢNG: MỨC ỒN TỐI ĐA CHO PHÉP TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

 

 

6. Phương pháp đo tiếng ồn nền

 

- Điều kiện và phương pháp đo mức ồn nền trong các phòng phải tiến hành theo TCVN 5964 – 1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính.

 

- Các giá trị đo xác định theo TCVN 5965 – 1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. áp dụng các giới hạn tiếng ồn.

 

- Máy đo mức âm theo tiêu chuẩn của IEC (IEC standard, Publication 851).

 

7. Chỉ dẫn các biện pháp giảm nhỏ tiếng ồn

 

7.1. Quy hoạch hợp lý vị trí công trình trong đô thị:

 

Ngay từ khi lập quy hoạch cho dự án thiết kế, cần bố trí hợp lý vị trí công trình trong đô thị, nhờ đó sẽ giảm bớt được kinh phí và đơn giản các giải pháp giảm nhỏ tiếng ồn tới mức cho phép:

 

- Các công trình có yêu cầu cao vể âm học (có mức ồn nền thấp) nên đặt trong khu vực yên tĩnh của đô thị.

 

- Các công trình có yêu cầu mức ồn nền cho phép trung bình, có thể đặt trong khu vực nhà ở hoặc thương mại, dịch vụ.

 

- Không đặt công trình công cộng trong khu vực sản xuất công nghiệp, trừ các công trình phục vụ cho chính khu vực này.

 

7.2. Có thể áp dụng các giải pháp sau đây khi công trình có mặt đứng hướng ra đường giao thông có mức ồn cao:

 

- Tạo khoảng lùi của công trình so với đường đỏ (càng lớn càng tốt);

 

- Bố trí các phòng có mức ồn cho phép thấp hơn về phía sân trong, các phòng có mức ồn cho phép cao hơn quay ra ngoài, về phía đường giao thông;

 

- Bố trí các công trình phụ, các phòng phụ, tạo thành một hành lang che tiếng ồn cho các phòng có yêu cầu yên tĩnh hơn;

 

- Nghiên cứu sử dụng các cấu tạo chống chấn động truyền từ đường giao thông, cầu thang theo kết cấu nhà cửa hoặc theo nền đất vào phòng.

 

7.3. Đặc biệt khi thiết kế các công trình biểu diễn, nên bố trí các phòng phụ (hành lang, cầu thang, phòng làm việc…) chung quanh phòng khán giả, tạo thành một hành lang bảo vệ phòng chính khỏi tiếng ồn.

 

7.4. Đối với các không gian kín, có mức ồn cho phép thấp, cần thiết kế :

 

- Tường, cửa đi, cửa sổ có chất lượng cách âm tốt.

 

- Mái bằng Bê tông cốt thép. Không nên sử dụng mái tôn, mái ngói.

 

- Không làm tường hoa, lỗ hở trên các tường phân cách của phòng.

 

7.5. Các hệ thống ĐHKH, quạt, chiếu sáng và thiết bị trong phòng khi hoạt động, phải có mức ồn thấp hơn mức ồn tối đa cho phép của phòng ít nhất 5 dB.

 

BẢNG : ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

 

 

 

BẢNG PHÂN LOẠI KHÔNG GIAN NHÀ CÔNG CỘNG THEO TIỆN NGHI ÂM THANH VÀ TIÊU CHUẨN MỨC ỒN NỀN

 

 

  Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 

 Hotline0931 590 066 

 Emailnhavietpmc@gmail.com 

 Websitehttp://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/     

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon