Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Một số sự cố khi thi công cọc khoan nhồi

Đăng lúc : 17/12/2014 - 4:10 PM
Tác giả : Admin - 5535 Lượt xem

1. Không rút được đầu khoan lên

* Nguyên nhân:

- Do một nguyên nhân nào đó như mất điện máy phát, hỏng cẩu… làm gián đoạn quá trình thi công cọc khoan nhồi, cần phải rút đầu khoan lên ngay, đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.

- Nguyên nhân là do hiện tượng sập vách phần đất đã khoan dưới dạng ống vách, đất sập làm nghiêng đầu khoan, đầu khoan bị vướng vào đáy ống vách và bị toàn bộ phần đất sập xuống bao phủ. Do vậy không thể rút đầu khoan lên được.

* Biện pháp xử lý:

- Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ống vách xuống.

- Cách 2: Nếu không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút.

Cách tiến hành như sau: Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới theo phương thẳng đứng để khỏi bị nghiêng vào thành vách. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.

Lưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗi khoan ổn định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan dưới đáy ống vách.

2. Không rút được ống vách lên

* Nguyên nhân:

- Do điều kiện đất ( chủ yếu là tầng cát ). Lực ma sát giữa ống chống với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung ) hoặc khả năng cẩu lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thường xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hưởng của mật độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong tầng sét, do lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở….

- Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ oonngs vách không phát huy hết được năng lực.

- Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là khi ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực.

- Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.

* Biện pháp phòng ngừa, khắc phục:

- Sau khi kết thúc việc khoan lỗ và trước lúc đổ bê tong phải thường xuyên rung lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15cm ) để xem có rút được ống lên hay không. Trong lúc thử này không được đổ bê tong vào.

- Khi sử dụng năng lực của bản than máy mà nhổ ống chống không lên được thì có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.

- Phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ lên của ống. Nếu ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.

- Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.

3. Sập vách hố khoan

* Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:

- Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất phức tạp.

- Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.

- Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao.

- Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước làm trong hố khoan xuất hiện hiện tượng mất dung dịch.

- Tỷ trong và nồng độ của dung dịch không đủ.

- Do tốc độ khoan lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong lỗ.

* Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động:

- Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.

- Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.

- Khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.

- Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố.

- Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu ( qui định thông thường không quá 24h ) làm cho dung dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách.

* Biện pháp xử lý khắc phục:

- Nếu nguyên nhân sụt lở thành vách do dung dịch giữa thành không đạt yêu cầu thì biện pháp chung là bơm dung dịch mới có tỷ trong lớn hơn vào đáy lỗ khoan và bơm đuổi dung dịch cũ ra khỏi lỗ khoan, sau đó mới tiền hành xúc đất và vệ sinh lỗ khoan. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lỗ khoan luôn luôn duy trì mức dung dịch trong lỗ khoan đảm bảo theo qui định cao hơn mực nước thi công 2m.

- Nếu nguyên nhân do ống vách chưa hạ qua hết tầng đất yếu thì giải pháp duy nhất là tiếp tục hạ ống vách xuống qua tầng đất yếu và ngập vào tầng đất chịu lực tối thiểu bằng 1m.

- Nếu do lực ma sát lớn không hạ được ống vách chính thì dùng các ống vách phụ hạ theo từng lớp xuống dưới để giảm ma sát thành vách. Số lượng ống vách phụ thuộc vào chiều sâu tầng đất yếu. Ống vách phụ trong cùng có chiều dài xuyên suốt và đường kính bằng ống vách chính ban đầu. Các lớp ống vách phụ hạ trước đó có chiều dài ngắn hơn một đoạn theo khả năng hạ được của thiết bị hạ ống vách chịu ma sát trên đoạn đó và có đường kính lớn hơn 10cm theo từng lớp từ trong ra ngoài.


Share: 


Công trình tiêu biểu



Gọi ngay: 0931 590 066
messenger icon zalo icon