Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Giới thiệu về kho CFS và tiêu chuẩn thiết kế kho CFS

Đăng lúc : 22/08/2020 - 2:25 PM
Tác giả : Admin - 4778 Lượt xem

Lĩnh vực hàng hải Logistics rất phát triển tại các thành phố có cảng biển, điển hình là Thành phố Cảng Hải Phòng. Sở hữu 49 bến cảng, hiện nay Cảng Hải Phòng là cảng lớn mạnh nhất miền Bắc và đứng thứ hai ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn. Mỗi ngày hàng nghìn lô hàng được cập bến rồi được lưu kho trước khi chuyển đến khách hàng, và ngược lại. Nên các nhà kho tại cảng có vai trò quan trọng trong việc tập kết hàng lẻ, phục vụ quá trình xuất nhập khẩu được gọi là kho CFS.

 

I. Giới thiệu về kho CFS

 

1. Kho CFS là gì?

 

Kho CFS (Container Freight Station) là hệ thống kho, bãi dùng để thu gom, lưu trữ và chia tách hàng hóa lẻ của nhiều chủ hàng vào chung một container, nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng, cũng như việc vận chuyển được nhanh chóng, hiệu quả hơn.

 

Vị trí đặt kho CFS thường nằm gần cảng biển, cảng khô (ICD- Inland Container Deport), hoặc sân bay để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng nhập và đến dưới sự giám sát của hải quan.

 

Các kho CFS hiện có ở Hải Phòng:

 

 

Các kho CFS tại Hải Phòng

 

2. Đặc điểm kho CFS

 

- Chứa hàng rời, hàng nhẹ.

 

- Xếp trên các giá kệ với hàng nhỏ gọn, có khu xếp trên nền với hàng kích thước lớn hơn.

 

- Xếp dỡ bằng xe nâng.

 

- Có các Dock hạ hàng: Theo tuyến hoặc dock đơn lẻ.

 

- Tiêu chuẩn PCCC cao.

 

- Yêu cầu về nền: cao, tránh hiện tượng lún, nứt về lâu dài.

 

- Yêu cầu về chống dột, cách nhiệt tốt cho phần mái.

 

 

 

Bản vẽ phối cảnh kho CFS

 

II. Các chi tiết cần lưu ý để thiết kế kho CFS chuẩn

 

1. Dock nhập hàng

 

Chiều cao trung bình là 1.5m tính từ mặt đất lên và có thêm các sàn nâng Dock để làm cầu nối giữa dock và xe container hay xe tải, giúp việc nhập hàng xuất hàng ra vào kho được thực hiện dễ dàng, và tránh hàng hóa bị va đập. 

 

 

 

Sàn nâng Dock bên ngoài kho để nâng đỡ hàng hóa

 

2. Canopy

 

Canopy là phần mái che bên trên dock nhập hàng. Nếu Dock nhập hàng dài tối thiểu 6m, canopy cần thiết kế vươn dài hơn một chút, có độ dốc để thoát lượng nước mưa. Một số công trình mái sẽ dốc ngược vào để nước tràn sang hai bên, tránh nước mưa chảy xuống trong khi xe đỗ lấy hàng.

 

 

 

Chiều rộng mái che dài hơn so sới chiều rộng của phần Dock để tránh nắng và mưa hắt vào bên trong

 

3. Cửa thoát hiểm và thang thoát hiểm đối với nhà kho trên 1 tầng.

 

Đối với nhà kho trên 1 tầng, việc thiết kế cầu thang bên ngoài là rất cần thiết. Thiết kế thang bên ngoài có vai trò vận chuyển hàng nhẹ, tiết kiệm diện không gian bên trong, và sử dụng trong những tình huống thoát hiểm khẩn cấp ví dụ như hỏa hoạn.

 

 

Thang nằm phía bên nhà kho

 

4. Yêu cầu thiết kế bên trong nhà kho CFS

 

  • Khoảng cách giao thông trong nhà kho.

 

Khoảng cách giữa các giá hàng là 3.5m, nhằm thuận lợi cho xe nâng di chuyển và quay đầu.

 

 

 

Khoảng cách mối giá hàng đủ rộng cho xe nâng lấy hay đặt hàng

 

  •  Kích thước giá hàng.

 

Một giá hàng (thường màu xanh nước biển) có chiều rộng 2.2m, nằm trong hàng rào bảo vệ màu đỏ hoặc cam rộng 2.5m, thuộc vạch chỉ giới giao thông màu vàng ngoài cùng có chiều rộng 2.6m, để nhận biết khu vực đặt giá hàng.

 

 

  • Thang kho hàng

 

Tùy vào yêu cầu thiết kế, số lượng và khối lượng hàng hóa, mà thang hàng ở mỗi kho CFS khác nhau. Tối thiểu từ 3 hàng trở lên tại mỗi gian. Khối lượng hàng nặng, to được đặt bên dưới, hàng nhẹ, nhỏ xếp lên trên.

 

 

Với những hàng quá khổ so với giá, sẽ được đặt dưới đất được lót tấm pallet để tránh ẩm mốc

 

 

  • . Kích thước cửa chính

 

Khoảng cách từ cửa đến giới hạn vạch giá hàng là 3.6m

 

Chiều rộng của cửa là 5m.

 

Chiều cao của cửa chính từ 5-6m, phải cao hơn chiều cao tối đa của xe nâng để phù hợp cho xe nâng ra vào.

 

 

  •  Xe vận chuyển nội bộ.

 

Đối với các hàng lẻ, hàng nhẹ trong kho CFS, người ta chỉ cần sử dụng loại xe nâng chuyên dụng để vận chuyển hàng từ kho ra container, xe tải và ngược lại.

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

H3: Chiều cao nâng lớn nhất, tức là khoảng cách lớn nhất từ mặt đất đến mặt phía trên của càng xe nâng điện.

 

H1: Chiều cao của khung nâng, giúp ta xác định được xe nâng điện có chui vào container, cửa nhà kho…hay không?

 

L2: Chiều dài của xe nâng điện không tính chiều dài của càng nâng ở phía trước.

 

H6: Chiều cao lớn nhất của Cabin giúp ta xác định là xe nâng điện có chui lọt vào container hay cưa nhà kho…

 

B1: Bề rộng lớn nhất của xe nâng điện, giúp chúng ta xác định xe nâng hàng có lọt vừa lối đi giữa các giá kệ hay không.

 

Ast: Khoảng cách tối thiểu để xe nâng điện có thể quay vòng tròn 360 độ (quan trọng).

 

 

  • Khu nhà văn phòng điều hành.

 

Nhiều nhà kho CFS yêu cầu lắp dựng văn phòng nhỏ ngay tại bên trong, giúp tiết kiệm thời gian đi lại của mọi người cũng như dễ dàng giám sát công việc.

 

Đối với văn phòng, ưu tiên việc sử dụng các vật liệu lắp ghép như tấm panel có ưu điểm cách âm, cách nhiệt tốt. để nhanh chóng thi công hay có thể thay đổi vị trí khi cần thiết.

 

Trong trường hợp nhà kho CFS có 2 hay 3 tầng, Chủ đầu tư cũng có thể dành 1 tầng để làm nhà văn phòng.

 

 

Nhà văn phòng được lắp dựng thành 1 hay 2 tầng, phụ thuộc vào chiều cao của nhà kho và yêu cầu của Chủ đầu tư

 

  • Khu sạc điện

 

Vì xe nâng sử dụng điện để sử dụng, nên bên cạnh nhà kho CFS luôn phải có khu sạc điện cho xe để phục vụ nhu cầu nâng hạ hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời.

 

 

Khu sạc điện bên cạnh nhà kho

 

  •  Đường dốc

 

Thiết kế đường dốc để xe lên xuống dễ dàng.

 

 

  •  Các chi tiết bảo vệ va chạm.

 

Tại vị trí mép tường cạnh cửa, sẽ được lắp các chi tiết để bảo vệ xe, hàng hóa tránh va chạm vào tường.

 

 

III. Quy trình làm hàng tại kho CFS

 

3.1 Đối với hàng nhập

 

Bước 1: Nhận chứng từ

 

Bước 2: Làm thủ tục hải quan khai thác hàng CFS

 

Bước 3: Giao nhận hàng từ cảng về kho

 

Bước 4: Đưa hàng vào kho

 

Bước 5: Báo cáo

 

 

3.2 Đối với hàng xuất

 

Bước 1: Xác định booking

 

Bước 2: Liên lạc với chủ hàng về thời gian hàng về kho

 

Bước 3: Giao hàng

 

Bước 4: Đóng hàng

 

Bước 5: Bảo đảm vỏ container đóng hàng

 

Bước 6: Hải quan kiểm hóa

 

Bước 7: Giám sát

 

 

Nhìn chung quy trình quản lý của kho CFS là: các lô hàng lẻ từ nhiều khách sẽ tập trung đầy một xe container. Sau đó vận chuyển toàn bộ về kho CFS. Cuối cùng các xe tải con sẽ chuyển hàng hóa tới tay khách hàng.

 

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CẦN BIẾT

 

 

Việc xây dựng các kho CFS tại các cảng biển rất quan trọng, nhằm lưu trữ hàng hóa trước khi vận chuyển đến khách hàng. Do đó, yêu cầu về thiết kế kho CFS cần phải được chú ý để đảm bảo các tiêu chuẩn cũng như bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.

 

Nhà Việt PMC có kinh nghiệm hơn 10 năm về thiết kế và thi công nhà kho, thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Đối với mỗi loại hình, Chúng tôi đều tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng để đáp ứng công năng sử dụng, cũng như thi công theo đúng bản vẽ nhằm mang lại công trình an toàn, chất lượng khi đưa vào sử dụng. Nếu bạn cần tư vấn về kho CFS, hãy liên hệ với Chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc của bạn.

 

 

  Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 269 Phạm Văn Đồng - P.Hải Thành - Q.Dương Kinh - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 

 Hotline0931 590 066 

 Emailnhavietpmc@gmail.com 

 Websitehttp://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/  

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Công trình tiêu biểu



Gọi ngay: 0931 590 066
messenger icon zalo icon