Thi công xây dựng
Thiết kế kiến trúc
Tin tức
Khách hàng
Tin tức và kiến thức xây dựng
Giảm thiểu các rủi ro rung động công trình trong xây dựng
Phải nói rằng, những rủi ro rung động công trình gây nguy hiểm rất lớn đến sự an toàn của người lao động trên công tình và ảnh hưởng nặng nề đến thiết bị và chất lượng sản phẩm. Do đó, việc hiểu rõ về chúng là điều thiết yếu cho mỗi doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Nhà Việt PMC sẽ nói về rủi ro rung động xây dựng, hậu quả của nó cũng như cách để ngăn chặn chúng.
Rung động công trình ảnh hưởng đến công nhân như thế nào?
Một nghiên cứu được tiến hành đã phát hiện rằng: Ngày nay, thiệt hại do rung động công trình trong xây dựng thực sự khá phổ biến. Theo thống kê, 21% người lao động tiếp xúc với rung động công trình đã trải qua hàng loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Người lao động có thể gặp một số triệu chứng như đau lưng, đau đầu, gãy xương do tiếp xúc với rung động ở tay, chân. Trường hợp công nhân xây dựng tiếp xúc với độ rung động quá mức, chức năng cơ thể của họ sẽ bị gián đoạn như việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng vào cơ thể. Thậm chí, họ còn có nguy cơ hoại tử tế bào hoặc chết khi lượng oxy và dinh dưỡng đi vào tế bào cơ thể ngày càng ít.
Rủi ro rung động trong công trình xây dựng
Đối tượng bị ảnh hưởng bởi rung động công trình là ai?
Bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực xây dựng đều có nguy cơ ảnh hưởng bởi sự rung lúc công trình. Đặc biệt, những công nhân thường đảm nhận vận hành dụng cụ điện bằng tay hay hoạt động bằng máy điện, máy cắt thủy lực rất dễ gặp chấn thương. Một số công việc như sử dụng búa khoan và súng bắn đinh, công cụ quay thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh liên quan của một cá nhân, bao gồm Hội chứng ống cổ tay, viêm gân…
Đối tượng ảnh hưởng bởi rủi ro công trình
Không thể phủ nhận rằng sự nguy hiểm của độ rung công trình rất nghiêm trọng và trở thành vấn đề đáng quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp và chủ đầu tư hiện nay.
Một số rủi ro đi liền với sự rung động công trình trong xây dựng
a) Rủi ro rung cục bộ
Dụng cụ điện rung chuyển tác động cục bộ lên bàn tay, cánh tay và vai của cơ thể người lao động, sau đó gây ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay. Lúc này, người lao động sẽ xuất hiện các triệu chứng:
♦ Ngứa, tê
Cảm giác khá đau ở bàn tay, cánh tay, vai và cổ. Nếu tiếp tục làm việc sẽ thấy rất khó chịu ở tay, lúc này việc cầm chắc và kiểm soát các thiết bị, công cụ cầm tay cũng giảm.
♦ Hội chứng ống cổ tay
Đây là hội chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh trung gian ở cổ tay, gây tê yếu và vụng về ở bàn tay. Nếu người lao động tiếp xúc với độ rung trong thời gian dài, họ có nguy cơ mắc hội chứng này.
b) Rủi ro rung toàn thân
Việc để toàn bộ cơ thể tiếp xúc với độ rung công trình sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận bên trong cơ thể con người. Người lao động có thể gặp một số triệu chứng như:
• Đau, nhức mỏi cơ khớp.
• Đau mỏi toàn thân.
• Kích ứng da và mắt.
• Khó ngủ, thậm chí mất ngủ.
• Đau đầu và có cảm giác khó chịu với mọi việc.
Hầu hết người lao động đều rất xem thường những triệu chứng này. Tuy nhiên nếu bị ảnh hưởng trong thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Làm sao để đánh giá và giảm thiểu rủi ro rung động công trình trong xây dựng?
Để đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro rung động, trước tiên doanh nghiệp cần nhận định và đánh giá được các rủi ro gây ra tại mỗi công việc trên công trường.
a) Đánh giá rủi ro
• Việc chủ đầu tư xác định nơi có khả năng xảy ra rủi ro.
• Đưa ra cách giảm thiểu rủi ro bằng các thiết bị an toàn, đào toàn quy trình an toàn phù hợp cho công nhân.
• Đánh giá các nhiệm vụ đang được thi hành, các máy móc đang hoạt động và độ rung chúng tạo ra.
b) Giảm thiểu rủi ro rung động công trình
• Đào tạo công nhân về quy trình an toàn, sử dụng đúng cách thiết bị máy móc theo độ rung phù hợp.
• Kiểm tra thiết bị, máy móc thường xuyên, đảm bảo chúng hoạt động ổn định và không bị hư hỏng. Vì nếu bị hư hỏng sẽ gây ra tiếng rung mạnh và nhiều.
• Sử dụng dụng cụ tay cầm mềm (bằng cao su) để dễ kiểm soát tốc độ. Hạn chế sử dụng dụng cụ điện khi làm việc với các vật liệu nặng như bê tông.
• Cho phép công nhân nghỉ ngơi khi làm việc trong thời gian dài. Đặc biệt, không dựa vào các thiết bị máy móc rung động khi nghỉ ngơi.
• Tăng không gian giữa các thiết bị máy móc có độ rung cao. Sử dụng biện pháp kiểm soát đảm bảo độ rung không truyền từ nguồn này sang nguồn khác.
Việc đánh giá rủi ro đúng đắn và áp dụng phù hợp các biện pháp giảm thiểu sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được những rủi ro rung động công trình trong xây dựng. Hãy lưu lại những thông tin này để giữ an toàn cho người lao động cũng như nâng cao chất lượng cho công trình của mình.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )
Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng
♦ Điện thoại: 0225 3246 545 ♦
♦ Hotline: 0931 590 066 ♦
♦ Email: [email protected] ♦
♦ Website: https://congtrinhnhaviet.vn/ ♦
♦ Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietpmc/ ♦
♦ Kênh Youtube: https://bit.ly/2XYG2eT ♦
Share:
- Khám phá 6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp phổ biến năm 2024
- Vật Liệu Xanh – Chìa Khóa Mở Cánh Cửa Cho Công Trình Xanh Tại Việt Nam
- Xây Dựng Hệ Thống Bãi Đỗ Xe Tự Động Tại Hải Phòng
- Sự Khác Nhau Giữa Kiến Trúc Tân Cổ Điển Và Kiến Trúc Hiện Đại
- Bản Cát Cát - Vẻ đẹp của những nếp nhà ẩn trong sương sớm