Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

Cùng tìm hiểu các loại móng trong xây dựng

Đăng lúc : 02/08/2022 - 11:34 AM
Tác giả : Admin - 418 Lượt xem

Hầu hết công trình xây dựng luôn được đặt trên nền móng phù hợp với quy mô và yêu cầu sử dụng để có độ bền vững. Sự phù hợp và hiệu quả của móng công trình cần phải được tính toán đầy đủ trên cơ sở các tác động trong quá trình sử dụng, tác động của môi trường xung quanh hay chịu được sức ép của trọng lực các tầng, lầu, khối lượng của công trình…

 

Móng phải được thiết kế và thi công đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.Vì đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

 

Móng là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình. Nó tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó lên nền đất dưới đáy móng.

 

Hiện nay có rất nhiều cách và tiêu chuẩn để phân loại móng, mỗi cách phân loại sẽ giúp bạn hiểu thêm về kết cấu và kỹ thuật trong xây dựng.

 

 

1. Theo vật liệu

 

  • Móng cứng: Móng cứng được biết đến là loại móng có khả năng chịu nén cao. Móng cứng được tạo với các vật liệu gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông ít cốt thép… Và bê tông đá hộc.

 

  • Móng mềm: Móng mềm sẽ được tạo ra bằng bê tông cốt thép hoặc thép vật liệu chịu kéo, nén và uốn.

 

2. Theo hình thức chịu lực

 

  • Móng chiu tải đúng tâm: Là loại móng bảo đảm hướng truyền lực thẳng đứng từ trên xuống trung vào phần trung tâm của đáy móng đáp ứng đựơc yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.

 

  • Móng chịu tải lệch: Hợp lực các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng , loại móng có kết cấu phức tạp. áp dụng đối với móng ở vị trí đặc biệt như ở khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới.

     

 

3. Theo hình thể móng

 

  • Móng cột ( móng độc lập, móng đơn ) Là loại móng riêng biệt dưới chân cột ( với nhà có kết cấu khung chịu lực ) hoặc chân tường (với nhà có kết cấu tường chịu lực ) chiu tải trọng tập trung. Gối móng được chế tạo theo khối trụ, tháp cụt, giật cấp, với vật liệu bằng gạch, đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép.

 

Dùng móng trụ có thể giảm sức lao động, bớt việc đào đất và tiết kiệm vật liệu so với dùng móng băng. Hình dáng thì tuỳ theo vật liệu và các nhân tố khác mà chọn. Thông thường người ta móng trụ có đáy vuông hoặc hình chữ nhật.

 

  • Móng băng: Là loại móng chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dãy dài liên kết các chân cột và truyền tải trọng tương đối đều dặn xuống nền.

 

Chiều dài của móng rất dài so với chiều rộng của nó. Mặt cắt loại móng này thường có hình chữ nhật, hình thanh hoặc hình giật cấp, các loại móng trên thường dùng cho các nhà dân dụng ít tầng có tải trọng không lớn lắm và khi đất có cường độ lớn. Nếu nhà ít tầng có tải trọng không lớn lắm và đất có cường độ trung bình thì thông dụng nhất là là loại móng có mặt cắt hình thang và hình giật cấp. Loại móng băng với cột chôn sâu dùng khi lớp đất yếu quá dày và khi nhà cần có cấu tạo tầng hầm.

 

  • Móng bè: hay còn được gọi là móng toàn diện là một loại móng nông,được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho hoặc bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi.

 

Một số nhà nhiều tầng để hạn chế có hiệu quả chấn động tương đối lớn hoặc sự lún không đều, với yêu cầu móng có cường độ và độ cứng cao thì móng bè có thể có phạm vi áp dụng rất lớn. Móng có thể thiết kế kiểu có dầm sườn với dầm sườn được bố trí theo khoảng cách nhất định cho cả hai chiều hoặc không có dầm sườn.

 

  • Móng cọc: Là loại móng sâu. Được sử dụng để thi công cho các công trình có tải trọng lớn. Hoặc những bề mặt đất nền có điều kiện địa chất yếu, thi công trên sông. Địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được.

 

Móng cọc gồm có cọc và đài cọc. Căn cứ vào đặc tính làm việc của cọc trong đất người ta chia móng cọc ra làm hai loại gồm móng cọc chống và móng cọc ma sát:

 

  • Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá); đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống không bị lún hoặc lún không đáng kể.

 

  • Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm ở quá sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng công trình vào đất qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.

 

 

4. Theo đặc tính chịu tải

 

  • Móng nhà chịu tải trọng tĩnh: Loại móng này áp dụng cho các công trình nhà ống, nhà phố, thiết kế biệt thự, trường học… các công trình dân dụng và công nghiệp ít có sự biến động trong địa chất.

 

  • Móng nhà chịu tải trọng động: Kết cấu móng loại này đặc trưng áp dụng cho các công trình chịu tải trọng lớn, tính giao động cao như: móng nhà cao tầng, công trình cấu, trục cầu. Thi công móng có độ chịu tải trọng tốt nhưng chi phí rất cao nên không phù hợp trong xây dựng nhà dân dụng.

 

5. Theo vị trí

 

  • Móng tường giữa: nằm ở vị trí hai bên là nền nhà.

 

  • Móng tường biên: nằm ở vị trí một bên là nền nhà, một bên là hè rãnh.

 

  • Móng khe lún: nằm ở vị trí khe lún của công trình.

 

  • Móng bó hè (bó nền): nằm ở vị trí hành lang, có tác dụng chắn đất đắp của nền nhà. 

 

  • Móng cấu tạo (tường ngăn): nằm ở vị trí dưới tường ngăn có bề dày 105, cao trên 2000 hoặc sát trần.

 

6. Theo kết cấu móng

 

  • Xét trên góc độ cách tạo nên nền móng thì có thể chia móng nhà thành 2 loại:

 

  • Móng nhà đổ khối: Đây là phương pháp chắc chắn hơn, có độ bền cao và được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng. Loại móng này thường thấy là sự liên kết của các loại vật liệu: bê tông, bê tông cốt thép, đá hộc.

 

  • Móng nhà dạng lắp ghép: Là loại móng có thiết kế kết cấu có sẵn và khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành hình khối mong muốn. Ưu điểm là thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Tuy nhiên hạn chế là với điều kiện địa hình vận chuyển, lắp ghép không tốt sẽ khiến chi phí làm móng bị đội lên cao.

 

 

7. Theo phương pháp thi công

 

Chia thành 3 loại móng

 

  • Móng nông : loại móng được xây hay đúc trong hố móng đào toàn bộ với chiều sâu chôn móng < 5m. Áp dụng cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt Hình thưc móng đựơc ứng dụng trong trường hợp này thường là móng băng móng chiếc , móng bè.

 

  • Móng sâu: Loại móng khi thực hiện thì không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng và sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào lòng đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như như giải pháp móng trên cọc, móng trên giếng chìm. Áp dụng trong trường hợp tải trọng công trình tương đối lớn mà lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.

 

  • Móng dưới nước: Móng sẽ đựơc thực hiện trong vùng đất ngập nước như ở ao, hồ, sông, rạch, biển. Phương pháp tiến hành thực hiện loại móng này là xây dựng những bờ vây kín nước bao quanh vị trí móng công trình để bơm thoát làm khô khi thi công móng.

 

Trên đây là những thông tin phân loại các loại Móng trong xây dựng. Giúp bạn phần nào hiểu thêm về kết cấu cũng như tính năng của từng loại Móng.

 

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc chọn đơn vị thiết kế hay nhà thầu thi công thì Nhà Việt PMC là công ty Thiết kế và Thi công xây dựng  công trình mà quí khách mong muốn. Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư năng động đầy sáng tạo cùng với những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đầy tài năng. Nhà Việt PMC luôn đồng hành cùng Quý Khách Hàng để kiến tạo “không gian sống” trở nên hoàn hảo hơn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 ♦

 Hotline0931 590 066 

 Email[email protected] 

 Websitehttp://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/  ♦    

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon