Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

An toàn trong xây dựng – Những thông tin quan trọng cần nhớ

Đăng lúc : 13/09/2022 - 3:23 PM
Tác giả : Admin - 754 Lượt xem

An toàn trong xây dựng đang là mối quan tâm hàng đầu của cả chủ thầu, chủ đầu tư cũng như người lao động. Việc nắm rõ các vấn đề an toàn trong thi công sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, đảm bảo được quyền lợi của các bên. Vậy cụ thể an toàn xây dựng bao gồm những gì, được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Nhà Việt tìm hiểu cụ thể ngay sau đây.

 

1.An toàn trong xây dựng là gì?

 

Hiểu đơn giản, đây chính là các giải pháp nhằm hạn chế tối đa những yếu tố nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của con người khi triển khai thi công xây dựng. Điều này đã được Bộ Xây dựng quy định rất rõ trong khoản 1 điều 3 thông tư 4/2017/TT-BXD như sau: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình”.

 

2.Quy định về an toàn trong xây dựng

 

Trong quy định về an toàn xây dựng mà Bộ Xây dựng ban hành, an toàn lao động là trách nhiệm của nhiều bên khác nhau, cụ thể như sau:

 

Trách nhiệm an toàn trong xây dựng của chủ đầu tư

 

Căn cứ Thông tư 04/2017/TT-BXD, chủ đầu tư phải có những trách nhiệm sau để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như tính mạng của người lao động, người xung quanh.

 

  • Chấp nhận hồ sơ an toàn lao động khi đơn vị nhà thầu đưa ra.

 

  • Kiểm tra, giám sát quá trình thi công xây dựng để khi phát hiện có vấn đề gì thì nhắc nhở và đưa ra cách giải quyết tránh những rủi ro không mong muốn.

 

  • Phân công trách nhiệm từng người có năng lực đảm nhận giám sát ở những vị trí khác nhau. Tạm dừng hoặc đình chỉ nếu như có trường hợp cố tình vi phạm an toàn lao động.

 

  • Chỉ đạo, khai báo sự cố an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.

 

  • Chủ đầu tư có quyền chuyển giao một số trách nhiệm an toàn lao động cho chủ thầu bằng hợp đồng trong trường hợp sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói.

 

Trách nhiệm quản lý an toàn trong xây dựng của nhà thầu

 

Để đảm bảo an toàn trong xây dựng, nhà thầu phải thực hiện trách nhiệm của mình theo  Luật xây dựng 2013 và thông tư 04/2017/TT-BXD như sau:

 

  • Đề xuất và áp dụng biện pháp an toàn trong thi công lao động cho con người, máy móc, công trình…

 

  • Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo tiêu chuẩn được quy định.

 

  • Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý an toàn trong xây dựng.

 

  • Lập kế hoạch thi công riêng với những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn trong thi công xây dựng.

 

  • Tạm dừng và đưa ra biện pháp khắc phục khi có sự cố về an toàn.

 

  • Báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện quản lý an toàn.

 

  • Đưa ra biển cảnh báo để đảm bảo an toàn trong xây dựng.

 

Trách nhiệm của đội quản lý an toàn lao động

 

Chủ đầu tư không phải lúc nào cũng có mặt ở công trình để giám sát thi công. Vậy nên bộ phận giám sát quản lý an toàn lao động thi công trách nhiệm cần phải thực hiện việc này thật tốt:

 

  • Thực hiện biện pháp an toàn lao động mà chủ đầu tư đã đưa ra.

 

  • Hướng dẫn người lao động về các trường hợp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của họ và đưa ra các biện pháp an toàn.

 

  • Yêu cầu, giám sát và quản lý số người thực hiện biện pháp an toàn. Đối với những hành vi không thực hiện theo cần đưa ra biện pháp xử lý.

 

  • Khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố cần tạm dừng thi công ngay lập tức.

 

  • Chủ động tham gia hỗ trợ, khắc phục sự cố và tai nạn làm mất an toàn trong xây dựng.

 

Trách nhiệm của người lao động khi tham gia thi công xây dựng

 

Người lao động chính là người dễ gặp các vấn đề về mất an toàn lao động nhất khi thi công xây dựng. Vậy nên người lao động cũng có trách nhiệm cụ thể như sau:

 

  • Nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ theo quy định, yêu cầu về an toàn lao động trong xây dựng.

 

  • Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ thi công.

 

  • Tham gia các lớp, khóa huấn luyện về an toàn lao động trước khi nhận việc.

 

  • Ngăn chặn, khắc phục sự cố, hành vi vi phạm, trái quy định về an toàn lao động ở nơi làm việc.

 

  • Báo cáo kịp thời khi phát hiện sự cố, tai nạn an toàn trong xây dựng cho người có thẩm quyền.

 

  • Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn, sự cố.

 

  • Từ chối thực hiện nhiệm vụ khi thấy không đảm bảo an toàn và báo cáo với người phụ trách.

 

  • Chỉ thực hiện công việc đảm bảo an toàn lao động.

 

3.Biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng

 

Không chỉ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn xây dựng, tất cả mọi người làm trong lĩnh vực xây dựng cũng cần phải nắm được những biện pháp an toàn khi thi công cụ thể như sau:

 

  • Xây dựng là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi đặc trưng của ngành đó là vật liệu xây dựng nặng, cồng kềnh… Nên dù là ai cũng cần có những kiến thức an toàn xây dựng nhất định để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của mình. Dưới đây là một số biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng mà bạn đọc cần phải lưu ý.

 

  • Kiểm định kỹ độ an toàn của thiết bị trước khi thi công. Từ nguồn điện đấu nối tới sự ổn định của thiết bị, tránh hỏng hóc gây nguy hại khi dùng.

 

  • Cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, kính, áo, dây đeo, dây căng an toàn… Những thiết bị này giúp tránh trầy xước, rách hay tính mạng của người lao động.

 

  • Tuân thủ khoảng cách an toàn trong quá trình triển khai thi công, không vướng vào nhau gây ra sự cố không mong muốn.

 

  • Vệ sinh an toàn nơi làm việc sạch sẽ, tránh tình trạng vướng vào vật liệu, thiết bị xây dựng và xảy ra tai nạn, tạo không gian làm việc thoải mái, sạch sẽ.

 

  • Tổ chức huấn luyện an toàn trong xây dựng cho người lao động để mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc mang đồ bảo hộ. Tự bản thân mỗi người nâng cao kiến thức bảo vệ mình và cả những người xung quanh.

 

  • Đặt biển bảng cảnh báo an toàn trong xây dựng ở những nơi có nhiều người qua lại, dễ nhìn, dễ thấy để hạn chế tối đa nguy cơ gây tai nạn.

 

  • Lên kế hoạch và biện pháp khắc phục sự cố để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của, không làm mấ uy tín của đơn vị thi công xây dựng.

 

Trên đây là những thông tin về an toàn trong xây dựng mà chủ đầu tư, chủ thầu và người lao động nên nhớ để đảm bảo an toàn trong khi triển khai thi công công trình. Tất cả những yêu cầu về an toàn xây dựng này Nhà Việt luôn nghiêm túc thực hiện, bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Rất mong trong thời gian tới sẽ nhận được nhiều hơn sự tín nhiệm và hợp tác của các chủ đầu tư trên khắp mọi miền Tổ quốc

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 ♦

 Hotline0931 590 066 

 Email[email protected] 

 Websitehttp://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/  ♦         

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon