Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Giải pháp và vật liệu thi công

Cách chống dột cho mái tôn hiệu quả

Đăng lúc : 28/07/2020 - 9:16 AM
Tác giả : Admin - 1170 Lượt xem

Mái tôn bị dột là một trong các hiện tượng dễ xảy ra của mái tôn phổ thông sau một thời gian sử dụng. Tùy vào mức độ hư hỏng và nguyên nhân, mà người ta có rất nhiều biện pháp sửa chữa. Bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc một số giải pháp chống dột cho mái tôn được áp dụng phổ biến hiện nay.

 

1. Cách nhận biết mái tôn bị dột

 

Đối với mái tôn hay bất kì bộ phận nào của công trình, bạn cũng nên kiểm tra định kì 6 tháng một lần để kịp thời xử lí các vấn đề sai xót xảy ra. Đối với mái tôn, bạn có thể kiểm tra hiện tượng dột bằng hai cách sau đây.

 

- Bằng mắt thường:

 

Phương pháp thủ công nhất là kiểm tra các chỗ dột bằng mắt thường. Không chỉ xem xét được các lỗ dột, bạn còn kiểm tra được hiện tượng han rỉ, hay vị trí các mối nối, đinh vít có lỏng hay không. Điều đó cũng tạo điều kiện cho nước mưa ngấm vào, thấm dột công trình. Nếu phát hiện kịp thời, bạn sẽ nhanh chóng xử lý được các vấn đề, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn và kéo dài.

 

 

Nhận biết mái tôn bị dột bằng mắt thường

 

- Phun nước: Phương pháp kiểm tra này rất đơn giản, tiết kiệm, mà lại đem đến hiệu quả khá cao. Bạn có thể phun nước lên mái, chú ý nên phun từ chỗ cao nhất và để nước chảy đều. Giữ vòi nước trong khoảng vài phút giống như nước mưa, và chú ý quan sát thật kỹ bên dưới mái. Nếu có chỗ bị rò, nước sẽ đọng xuống dưới, việc chảy bị gián đoạn, nếu không bị vấn đề gì sẽ trôi xuống dưới. Xác định những điểm rỉ nước và mức độ chảy nước để có phương pháp xử lý kịp thời. Bạn cũng cần kiểm tra theo hai hướng để xác định chính xác cả những điểm dột do mối nối, đinh bị lỏng.

 

 

Phun nước lên mái tôn cũng là cách để nhận biết mái tôn có bị dột hay không

 

2. Một số phương pháp chống dột hiệu quả

 

Tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí tôn bị dột mà bạn cần đưa ra giải pháp thích hợp mới đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay cho công trình mái của mình.

 

2.1 Chống dột bằng keo

 

Một trong các loại keo được sử dụng khá phổ biến là keo Lemax là loại keo chống thấm, dạng lỏng, gồm hai thành phần chính là nhựa Bitum và Polyme. Sản phẩm này được nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn. Bởi Lemax có ưu điểm là giữ được độ bền rất tốt, chống bão hòa, chống ăn mòn, bất chấp tác động của môi trường kể cả khắc nghiệt nhất. Ngoài ra keo Lemax 210 còn có độ bám dính chắc chắn, chịu được sự giãn nở của tôn mái trong điều kiện tự nhiên. Và sử dụng được trên nhiều loại tôn khác nhau.

 

Các bước sử dụng keo Lemax 201

 

Bước 1: Khảo sát mực độ dột của tôn

 

Trước tiên xác định tình trạng của mái tôn bằng một trong hai phương pháp như chúng tôi đã nêu ở trên. Kiểm tra kỹ tất cả các điểm bị dột, thêm cả các mối nối đinh xem có lỏng hay han rỉ cần thay mới hay không, để đảm bảo độ an toàn và lâu dài.

 

Nếu lố dột bé, bạn có thể sử dụng keo chống thấm dột mà không cần tốn kém gọi thợ ngoài đến sửa chữa.

 

Bước 2: Vệ sinh bề mặt tôn

 

Vệ sinh sạch bề mặt cần sửa chữa, nếu mái tôn bị ẩm ướt, đọng nước, bạn cần phải lau khô. Nếu bề mặt chỗ dột to, bạn phải thay miếng tôn khác đè lên.

 

Bước 3: Xịt keo Lemax 201 lên bề mặt tôn bị dột

 

Sử dụng keo với 3 lớp để tăng tính hiệu quả và chắc chắn cho các vị trí dột của mái tôn

 

Lớp đầu tiên: Xác định những điểm cần sử dụng keo chống thấm, sau đó quét keo lên toàn bộ bề mặt, rồi dán thêm một lớp lưới chịu lực trên bề mặt.

 

Lớp thứ hai: Sau khi dán lưới lên, phủ luôn lớp keo Lemax lên trên đó. Bạn có thể kiểm tra chất lượng mái tôn sau khi quét. Nếu lưới chịu lực có dấu hiệu bị hở hay hỏng, khi đó phương pháp này không phù hợp với loại tôn và tình trạng dột của tôn.

 

Lớp cuối: Nếu lưới không có hiện tượng gì, tiếp tục quét thêm lớp keo nữa tại các điểm trước đó đã làm

 

Ngoài loại keo Lemax 210 trên, trên thị trường cũng có keo chống dột Selleys Silicone Blockade

 

Đây là loại keo cao su tổng hợp màu xám đục, gần giống với màu trên vỏ chai. Sản phẩm này phù hợp trên nhiều bề mặt cần xử lí, đặc biệt không cần tôn phải khô ráo. Nên khả năng chịu được mưa và nắng như đối với thời tiết ở Việt Nam rất tốt.

 

Loại keo này được sử dụng để chống dột, chống rỉ, mí giữa ô thông gió với mái, các vết nứt bê tông trên trần nhà, tường nhà, hồ vữa bê tông…

 

Cách sử dụng: Mặc dù sản phẩm chống thấm tốt, nhưng để tăng tính hiệu quả hơn, bạn có thể lau khô bề mặt cần xử lí, sau đó dùng súng bắn keo silicone vào

 

Sản phẩm này có giá cả phải chăng, nên bất cứ ai cũng có thể mua và sử dụng

 

Bên cạnh đó cũng còn một số loại keo khác có công dụng chống dột. Như keo chống dột cách nhiệt Silicone Selsil RTV, keo chống thấm dột Acrylic…Bạn nên tìm mua loại phù hợp với mái tôn của mình.

 

 

Keo silicone chống dột là một trong các biện pháp dễ sử dụng

 

2.2.Tấm dán chống dột

 

Nếu keo dùng cho các vị trí bé, nếu vị trí bị hỏng rộng, bạn cần xử lý bằng tấm dán. Phương pháp này cũng rất hiệu quả, mà khả năng chống nước cũng rất tốt. Ngoài ra, tấm dán này còn có khả năng cách nhiệt cho mái, giảm nhiệt độ mái hấp thụ vào bên trong nhà.

 

Cách sử dụng loại tấm dán này rất đơn giản. Trước tiên bạn cần làm sạch vệ sinh toàn bộ bề mặt của mái tôn, sau đó dán tấm dán lên hết bề mặt của mái tôn, lúc đó mái tôn sẽ có bề mặt đều màu hơn, không mất thẩm mỹ như khi phun keo.

 

 

 

Tấm dán chống dột

 

2.3. Thay đinh vít

 

Đinh vít sau nhiều năm dễ bị lỏng, han rỉ, cũng dễ tạo điều kiện cho nước mưa ngấm vào, gây dột mái tôn. Lúc đó bạn nên thay thế đinh vít mới, vì các bước thực hiện cần thợ chuyên, nên bạn cần tìm đến đơn vị thi công mái tôn để thực hiện.

 

Các bước thi công:

 

- Dùng máy bắn vít chuyên dụng để tháo đinh vít cũ, rồi thay thế luôn vít mới vào, chứ không tháo một loạt để tránh tôn hết chốc bám kết nối, khiến đinh mất độ bám dính.

 

Nếu vít bị rộng so với lỗ đinh, bạn cần dùng thêm keo chống dột bắn vào để đảm bảo không còn hiện tượng dột ở ốc vít nữa.

 

 

 

Thay đinh vít mới cho mái tôn

 

2.4. Chống dột ở vị trí sóng tôn chìm, sóng tôn nổi

 

Tôn bị thủng ở phần chìm hoặc nổi thường xảy ra do quá trình vận chuyển, hay chất lượng tôn kém, khi gặp thời tiết khắc nghiệt như mưa đá rất dễ bị rỉ sét, rồi bị thủng.

 

Đối với vị trí này, bạn cần xem xét mức độ thủng to hay nhỏ. Nếu nhỏ có thể dùng keo silicone hoặc tấm dán chống dột để xử lý.

 

Nếu bề mặt lỗ thủng lớn từ 5-10cm, bạn cần đắp miếng tôn to hơn lỗ thủng lên trên bằng cách bắn y vê hoặc dùng đinh vít dù để giữ cố định miếng tông, cuối cùng mới bắn keo xung quanh miếng tôn để ngăn nước mưa vào.

 

Mặc dù cách biện pháp giải cứu cho mái tôn bị dột dễ thực hiện, chi phí lại rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của các cách này là không được bền lâu, và cũng gây mất thẩm mỹ cho tổng thể công trình. Nếu ngay từ đầu bạn sử dụng loại tôn có hiệu quả về chống ăn mòn, chống han rỉ, lại cả cách nhiệt và cách âm tốt, thì sau này, việc bảo trì bảo dưỡng tôn sẽ đỡ tốn kém hơn. Trên thị trường hiện nay có dòng tôn mang lại rất nhiều ưu điểm như vậy. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một loại tôn siêu bền và chất lượng cho công trình của mình, vậy hãy nhấc máy lên để Nhà Việt Chúng tôi tư vấn, cũng như cam kết đem lại dịch vụ tốt nhất, và chế độ Bảo hành lên đến 10 năm cho sản phẩm.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( NHÀ VIỆT PMC )

Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

 Điện thoại: 0225 3246 545 ♦

 Hotline0931 590 066 

 Emailnhavietpmc@gmail.com 

 Websitehttp://congtrinhnhaviet.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/nhavietpmc/  ♦         

 Kênh Youtubehttps://bit.ly/2XYG2eT 


Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon