Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

THỦ TỤC XIN PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở 2019

Đăng lúc : 25/06/2019 - 1:26 PM
Tác giả : Admin - 809 Lượt xem

1. Những trường hợp được miễn cấp phép xây dựng nhà ở

 

Sau khi tính toán cân nhắc diện tích xây nhà cũng như kết cấu ngôi nhà như thế nào, Nhà đầu tư cần tìm hiểu xem công trình của mình có thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng hay không căn cứ Điều 62 Luật xây dựng:

 

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

 

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

 

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

 

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

 

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

 

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

 

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

 

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

 

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

 

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

 

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

 

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."

 

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.

 

3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.

 

2. Những trường hợp xây dựng không có giấy phép và xử phạt

 

Nếu không có giấy phép xây dựng nhưng vẫn cố tình thi công thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật xây dựng theo Khoản 4 Điều 14, dẫn chiếu tới Khoản 5 Điều 15 139/2017 NĐ-CP.

 

Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng

 

       2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:

 

            a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;

 

            b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

 

            c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.

 

            Ngoài ra, căn cứ vào khoản 8 điều 11 nghị định 23/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP:

 

Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

 

            1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

 

            a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

 

            b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

 

            c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

 

            2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

 

            a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

 

            b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

 

            Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

 

            c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

 

Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

 

            d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

 

3. Hồ sơ cấp phép xây dựng nhà ở

 

Để tiến hành xây dựng nhà ở một cách hợp pháp và đầy đủ về tính pháp lý, nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu giá trị đất nên căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:

 

-  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở (theo mẫu).

 

-  GCN quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan (bản sao).

 

-  Phiếu điều tra xây dựng cải tạo.

 

-  Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình đó.

 

-  Hồ sơ năng lực của đơn vị thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu kèm bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (đới với nhà ở riêng lẻ quy mô 3 tầng hoặc tổng diện tích sàn trên 250m2).

 

-  Bản sao hoặc tệp tin chứa bản bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất 1/50-1/500 kèm sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50-1/200; bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50-1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện 1/50-1/200. Các bản vẽ phải được các cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định

 

-  Đối với công trình xây chen có tầng hầm, công trình có kết cấu riêng, chung đan xen, các công trình cải tạo, hồ sơ cần bổ sung bản sao hoặc tệp chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện và văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận

 

* Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô, tính chất công trình, đối chiếu các quy định của quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật có liên quan, hồ sơ cần bổ sung thêm:

 

-  Bản vẽ hệ thống PCCC tỷ lệ 1/50-1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt vè PCCC quy định Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật của PCCC

 

-  Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định

 

-  Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng đối với các công trình quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định 15/2013/ND-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ.

 

STT

Tên loại giấy tờ

Đơn vị cung cấp

Chú thích

1

Đơn cấp phép xây dựng

Chủ đầu tư

Theo mẫu

2

GCN quyền sử dụng đất

Chủ đầu tư

Bản sao

3

Phiếu điều tra xây dựng cải tạo

Chủ đầu tư

Theo mẫu

4

Giấy cam kết bảo đảm an toàn

Chủ đầu tư

Theo mẫu

5

Hồ sơ năng lực thiết kế

Đơn vị thiết kế

1 bộ

6

Bản vẽ công trình

Đơn vị thiết kế

2 bộ

7

Văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng

Chủ đầu tư

Bản sao

8

Bản vẽ hệ thống PCCC

Đơn vị thiết kế

1 bộ

9

Kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế

Cơ quan thẩm định

1 bộ

10

Kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan Nhà nước

Cơ quan thẩm định

1 bộ

 

3. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ

 

Bước 1: Sau khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ thì nộp hồ sơ tại UBND cấp quận (huyện) hoặc sở đầu tư- nơi chuẩn bị hồ sơ và muốn xin cấp giấy phép xây dựng.

 

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất.

 

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).

 

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

 

 

 

  • Số lượng hồ sơ: 1 bộ
  • Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày nhận giấy phép hợp lệ
  • Kết quả: Giấy phép xây dựng kèm hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở xây dựng
  • Lệ phí: 50.000 đồng/giấy phép\

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( VHBC )

Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Akashi - Số 10 lô 2A đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 3246 545
  • Hotline: 0931 590 066
  • Email: congtrinhnhavietvn@gmail.com
  • Website: http://congtrinhnhaviet.vn/

Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon