Nhà Việt
Nhà Việt

Địa chỉ: Số 292HK1 khu đô thị Waterfont City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3246545 - Fax: 0225.3246545

0931 590 066

Kĩ Thuật: 0901 508 999

Tiếng Việt English

Tin tức và kiến thức xây dựng

4 bước phun sơn tĩnh điện chuẩn cho cấu kiến nhà lắp ghép

Đăng lúc : 26/05/2017 - 9:03 AM
Tác giả : Admin - 1716 Lượt xem

Để bảo vệ cấu kiện thép một cách tốt nhất, tránh sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài, giải pháp sơn tĩnh điện đã được ứng dụng. Và cụ thể quá trình sơn được tiến hành ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

Quy trình phun sơn tĩnh điện được triển khai theo trình tự 4 bước:

 

1.      Xử lý bề mặt trước khi sơn

 

Trước khi sơn tĩnh điện, kết cấu thép cần được xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm làm sạch dầu mỡ công nghiệp(do việc gia công tạo ra), sạch rỉ sét, tạo bề mặt tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kết cấu thép. Quá trình xử lý được tiến hành theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.

 

Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau: Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ. Bể rửa nước Bể chứa axit tẩy rỉ sét (thông thường là H2SO4 hoặc HCl). Bể rửa nước. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. Bể rửa nước.

 

 

Các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ. Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống pa lăng điện qua các bể theo thứ tự trên.

 

2.      Sấy khô bề mặt cấu kiện trước khi sơn

 

Sau khi xử lý xong bề mặt, nhúng qua các bể hóa chất, cấu kiện sẽ được tiến hành sấy khô bề mặt trước khi sơn. Quá trình này được tiến hành bởi lò sấy khô. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

 

3.      Sơn cấu kiện

 

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

 

 

Buồng phun sơn có 2 loại:

 

-         Loại 1 súng phun: (buồng phun đơn): Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.

 

-         Loại 2 súng phun (buồng phun đôi, buồng phun đối xứng): Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.

 

4.      Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm

 

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180 – 200 độ C trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

 

Tất cả các sản phẩm cấu kiện thép của nhà lắp ghép mà Nhà Việt thực hiện đều được sơn chống rỉ, phun sơn mạ màu 2 lớp, đảm bảo cấu kiện được bảo vệ tốt nhất, có độ bền cao nhất.

 

Nhà Việt – đơn vị tư vấn thiết kế, thi công nhà lắp ghép chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, đối tác tin cậy của mọi quý khách hàng. Chúng tôi luôn cam kết tiến độ, chi phí, chất lượng công trình và chế độ bảo hành là tốt nhất.

 

(Nhà Việt tổng hợp)

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( VHBC )

Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Akashi - Số 10 lô 2A đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 3246 545
  • Hotline: 0931 590 066
  • Email: congtrinhnhavietvn@gmail.com
  • Website: http://congtrinhnhaviet.vn/

Share: 


Tag:
  • ,
  • Công trình tiêu biểu



    Gọi ngay: 0931 590 066
    messenger icon zalo icon